Sunday, July 18, 2010

Rau mầm và giá trị dinh dưỡng

1. Sơ lược về rau mầm:
Cách đây hàng ngàn năm, người Trung Quốc là những người đầu tiên ăn và phát hiện ra giá trị dinh dưỡng của rau mầm. Rau mầm được cho là một trong những loại thức ăn hoàn hảo, bổ dưỡng và lành mạnh nhất. Sau Trung Quốc, người Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là những người sành ăn rau mầm. Gần đây, rau mầm đã trở thành một xu hướng thực phẩm sạch cho cuộc sống hiện đại và đã xuất hiện trong thực đơn nhiều món ăn phương Đông, phương Tây.

- Rau mầm có chứa nhiều loại vitamin, amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể với hàm lượng cao. Ví dụ trong mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A cao gấp 4 lần và hàm lượng canxi cao gấp 10 lần trong khoai tây. Ngoài ra, loại mầm này còn là một nguồn cung cấp dồi dào cartotene, chlorophyll, đạm dễ tiêu.

- Các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện ra rau mầm còn rất thích hợp cho các chế độ ăn kiêng lành mạnh, chứa các chất chống oxy hoá giúp làm chậm quá trình lão hoá và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư.

- Chất Chlorophyll giúp tẩy rửa và ôxy hóa máu huyết. Chất enzim viện trợ trong sự tiêu hóa và góp phần cho sự sống của thể xác, còn chất sơ trợ giúp bài tiết, chất lexithin giúp thể xác tống khứ chất béo. Ắn rau là cách tốt nhất để trừ khử độc tố trong người.

- Chất antioxidants bảo vệ bạn tránh khỏi những hóa chất phóng xạ và độc hại, chúng giúp cơ thể tự tẩy rửa, trừ khử, tái tạo và chữa lành mà trong rau mầm lại giàu antioxidants. Antioxidants enzim cũng rất là quan trọng vì chúng là tinh chất cho sự hoạt động của hệ miễn nhiễm và rau mầm là một trong những nguồn gốc tốt nhất cho sự dinh dưỡng quan trọng này.

2. Rau mầm chủ yếu được chia làm 2 loại:
- Rau mầm trắng: được tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện không có ánh sáng nên có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng, phổ biến nhất là: giá đỗ xanh, giá đậu tương, mầm cỏ linh lăng...

- Rau mầm xanh: được tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện có ánh sáng nên thân trắng hơi xanh và lá mầm xanh như rau mầm các loại cải, một số loại đậu, đỗ...

3. Một số loại rau mầm:
Rau mầm khá phong phú với nhiều chủng loại khác nhau ở mùi vị và cách chế biến.
- Một số có vị cay hơi hăng: chủ yếu dùng cho các món trộn salad và kẹp sandwich: như hành, cải củ trắng, cải củ đỏ, mầm các loại cải khác...
- Một số loại có vị bùi, ngọt đặc trưng: thường được sử dụng để chế biến các món hấp, luộc, xào, lẩu như mầm của một số loại đậu, đỗ...
- Mầm hướng dương: vị béo béo ngậy ngậy
- Mầm đậu phộng: bùi bùi
- Mầm rau muống: giòn giòn, chan chát
Ngoài ra là một số loại mầm rau phù hợp với khẩu vị của người Việt như: mầm dền, đỗ tương,

4. Một số món ăn từ rau mầm:
- Mầm cải củ: có vị hăng hăng và cay cay như mù tạt, có tác dụng khử mùi tanh, nên ăn sống
Mầm cải trộn thịt bò; cuốn thịt bò; mầm cải cuốn cá hồi; mầm cải lót đĩa cho những món có nước xốt, xào tái;
Đặc biệt với các loại sashimi (gỏi sống) như tôm, cá hồi… dùng làm món nhậu rất ngon.
- Mầm đỗ tương :dùng để xào hoặc nhúng lẩu, ăn dai và lật sật.
- Mầm cải xanh và cải ngọt: có thể dùng chế biến cho các bé ăn.

0 comments:

Post a Comment