Tuesday, October 26, 2010

Tạo con dấu nổi

Trước tiên bạn cần có 1 con dấu của riêng mình
Xem hướng dẫn tạo con dấu tại: Tạo con dấu

1. Mở file condau.png
- Mở 1 file ảnh cần đóng dấu
- Dùng chuột kéo thả con dấu sang file ảnh để đóng dấu cho file ảnh (xem hướng dẫn đóng dấu cho file ảnh ở mục 10 bài Tạo con dấu)
- Đóng file condau.png lại (vì ta chỉ làm việc trên file ảnh)


2. Chọn layer 1 (layer chứa con dấu)
Vào Select->Load selection, hoặc (Ctrl+click mouse) vào thumbnails của layer 1 để chọn vùng con dấu
Sau khi đã chọn vùng trên con dấu, bấm chuột vào hình con mắt cạnh thumbnails để ẩn layer này đi



3. Chọn layer chứa hình (layer Background) rồi copy layer này bằng cách nhấn (Ctrl+J) ta được layer mới tên là layer 2.
Tại layer 2 này, nhấn chuột phải vào layer 2 và chọn Blending options


Tại cửa sổ Blending options, thiết lập các thông số như sau:
- Style: Emboss
- Depth: 100%
- Size: 1

4. Và ta được con dấu nổi như hình
Chọn tất cả các layer (bằng cách giữ phím Ctrl và click vào từng layer) rồi merge layer bằng lệnh (Ctrl+E)
Lưu ảnh đã được đóng dấu lại.

Tạo con dấu thực


Để con dấu nhìn thực hơn, bạn làm theo các bước sau:
1. Mở file condau.png đã tạo ở link này


2. Tạo thêm 1 layer mới bằng lệnh (Ctrl+Shift+N)
Layer mới có tên là (layer 1), tại layer này ta dùng công cụ Paint Bucket tool để tô màu cho toàn bộ layer.


3. Chọn Filter->Noise->Add noise với giá trị
Amount: 11
Chọn Gaussian.

- Select->Color Range:
Fuzziness: 14


- Nhấn chuột vào hình con mắt ở layer 1 để ẩn layer này đi
- Nhấn chuột vào layer 0 và nhấn phím delete trên bàn phím để delete những điểm đang được chọn trên hình.
- Nhấn (Ctrl+D) để hoàn tất.


4. Cuối cùng ta được con dấu như hình
Xóa layer 1 và lưu con dấu dưới dạng *.png
Với tên: condauthuc.png



Sunday, October 24, 2010

Tạo con dấu (photoshop CS5)

Hướng dẫn chi tiết cho các bạn mới bắt đầu học photoshop

1. Khởi động CS5
- Vào Flie -> chọn New sẽ hiện lên 1 cửa sổ, bạn chọn các thông số như sau:
Name: Đặt tên là condau (tên mặc định của 1 file mới là Untitled-1)
Width: 10 và chọn đơn vị là cm
Height: 10 và chọn đơn vị là cm
Background Contents: chọn transparent (để nền của con dấu sẽ là trong suốt)


2. Nhấn chuột phải vào công cụ Rectangular Marquee Tool để tìm chọn công cụ Elliptical Marquee Tool.
- Dùng công cụ Elliptical Marquee Tool vẽ 1 vòng lớn, giữ phím shift để được hình tròn đều.
(Sau khi có được hình tròn như ý thì có thể dùng 1 trong 4 mũi tên trên bàn phím để di chuyển hình tròn tới vị trí mong muốn).
- Nhấn chuột phải vào hình tròn và chọn Stroke



3. Cửa sổ stroke hiện ra, bạn chọn các thông số như sau:
Width: 5
Color: Nhấn chuột vào ô màu -> bảng màu sẽ hiện ra để bạn chọn -> nhấn nút OK
Bạn sẽ có 1 hình tròn màu đỏ.



4. Tạo các hình tròn đồng tâm
- Nhấn Ctrl + J (duplicate) để tạo thêm 1 layer (tên là Layer 1 copy) giống layer 1. 
Lưu ý, ở đây bạn thực hiện lệnh copy để có 1 layer giống layer ban đầu chứ không phải là tạo 1 layer mới tinh.
- Tại (layer 1 copy) này: Chọn Edit->Transform->Perspective
Thay đổi các giá trị của W và H
W: 95.00%
H: 95.00%
Enter để hoàn tất hình tròn thứ 2.


- Thực hiện tương tự để có hình tròn thứ 3 với:
W: 75.00%
H: 75.00%
Enter để hoàn tất hình tròn thứ 3.


5. Dùng công cụ Type tool (T) để viết chữ
Chọn font chữ và cỡ chữ sao cho dòng chữ có chiều dài xấp xỉ đường kính của hình tròn nhỏ nhất.


6. Nhấn chuột phải lên dòng chữ và chọn Warp text (hoặc dùng công cụ warp text)
Cửa sổ warp text hiện ra, chọn:
Style: Arc
Bend: +100


7. Chuyển từ công cụ Type tool sang công cụ Move tool
Duplicate layer (catscook.blogspot.com*) bằng cách nhấn (Ctrl+J) hoặc chuột phải vào layer rồi chọn Duplicate.
Ta sẽ có 1 layer mới có tên là (catscook.blogspot.com*copy)


8. Xoay layer mới 
- Vào Edit->Transform->Rotate 180
- Dùng mũi tên trên bàn phím hoặc dùng chuột để di chuyển layer mới tới vị trí cần.
Dùng công cụ Type tool, giữ phím shift và nhấn chuột để tạo thêm text layer mới.Viết chữ MKAT
Sau đó chọn font chữ, size chữ và  method cho chữ sao cho phù hợp.


9. Lưu file condau dạng (*.PNG)
File sẽ có tên là: condau.png 
Như vậy bạn đã có con dấu của riêng mình.


10. Hướng dẫn dùng con dấu:
- Mở file condau.png
- Mở tiếp file cần đóng dấu
- Dùng chuột kéo thả con dấu sang file ảnh
- Để phóng to/ thu nhỏ/ xoay con dấu ta dùng lệnh (Ctrl+T)
Cuối cùng nhấn Enter để hoàn tất.

 

Wednesday, October 20, 2010

Bếp - tủ lạnh: ổ vi trùng trong nhà

(Theo CAND)
Một cuộc điều tra trong năm 2009 về vi khuẩn trong các gia đình được tiến hành tại 8 quốc gia bởi Hội đồng Vệ sinh cùng Chương trình nghiên cứu phát triển các hoạt động chăm sóc và bảo vệ toàn cầu do Quỹ Reckitt Benckiser bảo trợ đã cho thấy: bếp ăn vẫn là hang ổ của hầu hết các loại vi trùng,khăn trải bàn ăn và khăn lau chùi là những vật chứa nhiều vi khuẩn nhất, tiếp đó là vòi nước và chậu rửa bát.

Chuyện từ chiếc rổ, rá, nồi niêu xoong chảo
Bạn có tin tưởng rằng bếp là nơi an toàn nhất, vệ sinh nhất trong ngôi nhà mình đang ở?
Nếu bạn nghĩ thế, xin hãy nghĩ lại vì khi chăm chú quan sát lại không gian bếp với nào là rổ rá nhựa, đồ dùng làm bếp, dung môi tẩy rửa, nồi niêu-xong chảo, lò vi sóng, tủ lạnh, máy điều hòa… ta sẽ thấy có "một tỷ" thứ linh tinh tại đó và chúng đồng nghĩa với việc có "một tỷ linh một" nguy cơ đe dọa sức khỏe con người nếu chúng không được sản xuất theo quy chuẩn an toàn vệ sinh và hàng ngày được vệ sinh để khử trùng.

Hãy bắt đầu bằng các đồ nhựa muôn màu. Về nguyên tắc, nhựa tốt là sản phẩm khi nhìn trong suốt hoặc có màu sáng, có độ bóng không bị xỉn màu, khi bóp không bị vỡ, nứt mà thấy mềm, dẻo. Những vật dụng bằng nhựa chỉ dùng để đựng thức ăn nguội, tuy nhiên nhiều người Việt Nam lại dùng đựng thức ăn nóng, nước vừa đun sôi… đây là điều tối kỵ.

Cho dù chúng được sản xuất từ nhựa thực phẩm, nhưng nếu ta sử dụng chúng để đựng đồ nóng trên 80 độ C và nhất là đưa vào lò vi sóng với thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ khiến nhựa có thể bị phân hủy, biến tính, khiến chất độc monostyren có trong loại nhựa này giải phóng ra ngày càng nhiều sẽ dẫn tới việc gây tổn hại đến gan, cũng như nhiều bệnh khác. Không chỉ nhiệt độ cao, loại nhựa này khi gặp dầu mỡ, muối mặn, axít... cũng sẽ tạo ra các chất độc tố khác gây hại cho con người.

Các nồi niêu xoong chảo… hiện đại có chức năng chống dính ngày càng được sử dụng nhiều trong nhà bếp. Chúng được sản xuất từ 3 loại vật liệu khác nhau: 1- Với chất chống dính Teflon; 2- Bằng gang hoặc thép có xử lý chống dính và 3- Bằng nhôm có bọc sứ. Mỗi loại có các ưu và khuyết điểm khác nhau phụ thuộc vào sự tiện lợi, giá thành và sự an toàn. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho biết, PFOA là một trong những hóa chất hữu cơ sinh tụ và không phân hủy, có thể gây ung thư cho con người. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, PFOA vẫn tồn tại trong máu và chỉ giảm đi một nửa ít nhất là 4 năm sau khi phơi nhiễm.

Một số nghiên cứu khác còn nghi ngờ chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư tụy, gan, tinh hoàn và tuyến vú, tăng nguy cơ sảy thai, giảm trọng lượng, gây các vấn đề về tuyến giáp và làm suy yếu hệ miễn dịch.

Với nồi cơm điện cũng nên tránh thói quen vo gạo trực tiếp trong nồi vì nó có thể làm xước lớp chống dính bên trong và như vậy sẽ không an toàn cho sức khỏe.

Hiện nay, lò vi sóng được xem là phương tiện đa năng và hữu dụng không chỉ tại gia mà còn ở cả công sở chỉ khi ta có kỹ năng sử dụng đúng như quy trình hướng dẫn. Ngược lại không ít điều phiền toái sẽ xảy ra. Ví dụ không đưa đồ dùng bằng kim loại hay các chất dẫn điện, điện từ vào trong lò bởi các hạt mang điện nằm trong các vật này đặc biệt linh động, dễ dàng dao động nhanh theo biến đổi điện từ trường gây ra tia lửa điện kèm theo nguy cơ cháy nổ. Tránh không dùng các đĩa chất dẻo thông thường vì chúng chịu nhiệt không tốt nên dễ bị biến dạng, thậm chí tan chảy. Nên dùng các dụng cụ đựng thức ăn chuyên dụng cho lò vi sóng.

Khi nấu những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng (trứng, khoai lang, xúc xích, đồ đựng trong hộp), cần phải xăm lỗ, bóc vỏ, mở nắp để tránh hiện tượng phát nổ do thực phẩm bên trong tăng thể tích khi nhiệt độ lên cao. Thức ăn chế biến sẵn làm từ thịt (thịt lợn ướp hoặc thăn lợn hun khói), thường chứa các muối nitrate, nitrite với mục đích giữ cho thịt có màu đỏ và giúp bảo quản thịt lâu bị hỏng, không nên cho loại thực phẩm trên vào lò vi ba vì chất này sẽ kết hợp với các gốc amin của thịt để tạo nên chất nitrosamine - những phân tử có thể gây ung thư rất mạnh và không tốt cho sức khỏe.

Bước vào một căn bếp, thấy sạch sẽ đến bóng lộn, xin đừng vội nghĩ rằng đây là thiên đường của sức khỏe vì vi khuẩn có thể tồn tại ở những chốn mà bạn ít ngờ nhất. Thậm chí ngay cả ở những nơi luôn được lau chùi sáng bóng thì vị trí đó vẫn là hang ổ của vi trùng- kẻ gây ra 65% các ca cảm lạnh và 50% bệnh tiêu chảy.

Nghiên cứu cho thấy, miếng mút hoặc vải dùng để lau chùi các đồ đạc trong nhà bếp là nơi vi khuẩn tập trung với mật độ cực cao và là môi trường với độ ẩm ướt lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Dùng một chiếc khăn bẩn lau tay hay đĩa chính là cách thức lây truyền vi khuẩn nhanh nhất cho người khác hay đồ vật khác. Qua kiểm tra đã thấy rằng có gần 90% giẻ rửa bát nhiễm khuẩn nặng. Chỉ tại Mỹ, tính toán đã tìm ra trên 1cm2 giẻ rửa bát có tới hơn 20.000 vi khuẩn các loại, trong đó thường gặp nhất là khuẩn Salmonella - kẻ đầu têu gây nên các vụ ngộ độc thực phẩm và khuẩn Campylobacter - thủ phạm làm đau bụng, tiêu chảy. Để điều trên xảy ra là do các bà nội trợ không thường xuyên cho khăn lau vào máy giặt nước nóng để tẩy sạch hoặc không cho chúng vào lò vi sóng trong 30 giây (đối với khăn khô) và 60 giây (đối với khăn ướt) để diệt khuẩn bằng sóng điện từ.

Thớt cho dù là gỗ hay nhựa đặc biệt, dưới kính hiển vi, còn bẩn gấp nhiều lần so với bồn cầu. Lý do? Khi đi vệ sinh ta không tiếc nước để làm sạch nhà vệ sinh. Nhưng đối với thớt do cắt, chặt, băm đủ mọi thứ tươi, sống trên cùng một mặt nên tạo ra các rãnh sâu để vi khuẩn trú ngụ và không được vệ sinh kỹ lưỡng bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng nên lượng sinh vật gây hại cho sức khỏe trên chiếc thớt cao gấp 200 lần so với xí bệt. Vì vậy, tốt nhất trong bếp nên có trên 2 chiếc để sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Nghiên cứu trên còn cho thấy 46% số bồn rửa bát tại các hộ gia đình là nơi cư trú của hàng loạt vi khuẩn với số lượng lên tới hơn 77.000 con/cm2. Một trong những loại vi khuẩn phổ biến và nguy hiểm nhất trong số này là E.Coli- sát thủ thông dụng nhất gây ra các bệnh về tiêu chảy, viêm phổi, đồng thời là thủ phạm của 80% các trường hợp viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân chính của vấn đề trên là do thói quen biến bồn rửa bát thành chậu rửa đa năng cho các loại thực phẩm, đồ dùng nhà bếp, rửa tay, giặt khăn lau… cùng với sự lơ là, chủ quan trong việc xem nhẹ làm vệ sinh kỹ lưỡng và thường xuyên cho bồn rửa.

Và những chiếc tủ lạnh - kho vi trùng bất ngờ

Một ổ bệnh khác có thể tìm thấy trong tủ lạnh khi chúng ta biến phương tiện này thành "kho" bảo quản thực phẩm một cách tùy tiện. Có một thói quen từ "thời bao cấp" vẫn hiện diện trong thời @. Đó là hằng ngày, đồ ăn thừa sau các bữa ăn được nhiều người để nguyên trên chiếc đĩa, bát và đưa vào tủ lạnh bảo quản cho bữa ăn hôm sau.

Thậm chí, nhiều món ăn có mùi, độ mặn như bát nước mắm, đĩa cá kho ăn còn thừa cũng "vô tư" để vào tủ lạnh mà không hề được đậy nắp hay bảo quản trong túi bóng hoặc để chung với các thực phẩm tươi sống khác trong cùng một ngăn đã dẫn tới khả năng ô nhiễm tủ lạnh. Do không được đậy kín, mùi đồ ăn và chất mặn bốc hơi được hút vào hệ thống dàn bay hơi, làm han gỉ quạt và dàn. Vi khuẩn từ các đồ ăn chưa được làm sạch, tươi, sống sẽ lây nhiễm vào các đồ ăn chín khác có trong tủ lạnh. Điều này rất nguy hiểm đến sức khỏe khi đồ ăn chín được đưa ra ăn mà không đun nấu lại. Nhiều loại vi khuẩn ở nhiệt độ -20 đến -30 độ và độ ẩm khoảng 19% trong tủ lạnh vẫn tồn tại một cách bình thường và khi đưa ra ngoài, ở nhiệt độ phòng, chúng liền sinh sôi và phát triển với tốc độ "ánh sáng"… và sẵn sàng đổ bệnh cho người.

Không những thế, nhiều người có thói quen đưa những túi đồ ăn dính nhiều chất bẩn được lê la khắp chợ, những quả trứng gà, vịt được mua về vẫn còn bám dính vết bẩn từ chuồng nuôi, rau quả chứa vô số hóa chất từ lượng phân bón dư cho tới thuốc diệt sâu, dung dịch bảo quản…, thịt, cá chứa khuẩn gây nhiều loại dịch bệnh khác nhau… cứ thế xếp vào tủ mà không được rửa sạch, không cho vào từng túi nilon hay hộp chứa riêng biệt khiến cho tủ lạnh - công cụ bảo quản thực phẩm một cách an toàn và tiện dụng nhất- thành tủ "vi trùng của dịch bệnh và thuốc độc" cho sức khỏe con người.

Một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh trên thành "nạn dịch" toàn cầu là do… bếp - nơi chế biến các món sơn hào hải vị khiến cho cơ thể của "những tâm hồn mê ăn uống" mắc bệnh thừa dinh dưỡng dẫn tới béo phì và từ đây phát sinh ra nhiều hệ lụy sức khỏe khác vô cùng nghiêm trọng.

Tại Mỹ và nhiều nước ở châu Âu - "kinh đô" của bệnh béo phì do dư thừa dinh dưỡng - người ta đã áp dụng "liệu pháp bếp" để chữa bệnh dinh dưỡng. Ở những nơi cần áp dụng biện pháp chống béo phì, người ta trang trí bếp như "viện bảo tàng nghệ thuật" với tranh, ảnh, sách vở, hoa thơm, cỏ xanh. Để hạn chế tối đa tác nhân kích thích dịch vị, chủ bếp không bày một thứ đồ ăn gì từ hoa quả cho tới bánh kẹo trên bàn và trong tủ kính. Những bức ảnh treo trên tường với những người dị dạng "to như bò, béo như voi" với những tảng thịt tràn ra xung quanh cơ thể khiến cho bất cứ người nào đang nằm trong trạng thái quá cân hay đang ở chế độ ăn kiêng lập tức phải rùng mình… và từ bỏ ý định thèm ăn. Ngược lại, đối với những người cần nhiều chất dinh dưỡng nhưng bị bệnh chán ăn, như các cháu bé, các nhà thiết kế sẽ trang hoàng bếp thành gallery của ngày hội ẩm thực hay thi ăn nhiều của người và vật cưng cùng các bức ảnh người mẫu nổi tiếng trên thế giớ do "ép cân" mà trở thành bộ xương biết đi.

Vì vậy, các bà nội trợ - những đầu bếp vĩ đại của gia đình - hãy biến bếp thành "tác phẩm nghệ thuật". Tại đó, đẳng cấp của người tiêu dùng thông thái, "bàn tay vàng" trong chế biến, trí thức khoa học dinh dưỡng của "lương y kiêm từ mẫu" và tình yêu "như biển Thái Bình" của người phụ nữ chỉ tập trung cho một chủ đề duy nhất: Sức khỏe cho những người yêu thương trong gia đình mình.

Đồ dùng tráng chất Teflon được sử dụng nhiều nhất và thông dụng nhất vì giá khá rẻ. Tuy nhiên, lớp chống dính này không bền, sẽ mòn theo thời gian và dễ trầy xước khi tiếp xúc mạnh với dụng cụ nấu bằng kim loại. Khi bị trầy, lớp chống dính bong ra và có thể dính vào thức ăn, lộ ra lớp kim loại phía dưới.
Ngoài ra, khi đun nấu lâu ở nhiệt độ cao, ví dụ khi đạt nhiệt độ sôi của dầu mỡ, 300 độ C, sẽ khiến cho lớp Teflon tự phân hủy và giải phóng ra chất độc perflurooctanoic acid (PFOA) có khả năng gây ung thư và sảy thai. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ khuyến cáo nếu lớp chống dính bong ra, nhanh chóng rửa nồi chảo, tránh để tiếp xúc lâu dài trên ngọn lửa bếp và nồi chảo chống dính cũng chỉ dùng trên ngọn lửa trung bình thấp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các thức ăn được nấu trong đó.




Dùng sai cách, tủ lạnh thành... ổ bệnh

(Theo Gia đình.net )
Vi khuẩn từ đồ ăn chưa được làm sạch tươi sống lây nhiễm vào đồ ăn chín khác có trong tủ lạnh khiến người sử dụng bị rối loạn tiêu hoá, nhiễm độc.

Tủ lạnh không giết được vi khuẩn

"Nhiều chiếc tủ lạnh đã trở thành ổ chứa vi trùng do cách sử dụng thiếu khoa học" - TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo. Ông giải thích: “Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thực phẩm tốt. Nhờ có tủ lạnh, thức ăn được bảo quản lâu hơn nhưng tủ lạnh cũng chỉ là môi trường bảo quản thực phẩm tạm thời. Kể cả thực phẩm để ngăn đá cũng chỉ có thời gian nhất định, tuyệt đối không nên để lưu cữu”.

Cũng theo ông Tuấn, nhiều gia đình có thói quen để nguyên đĩa, bát đựng thức ăn thừa không đậy nắp cho vào tủ lạnh bảo quản cho bữa ăn tới sẽ làm tủ lạnh bị ô nhiễm. Do thức ăn không đậy kín, mùi đồ ăn và chất mặn bốc hơi được hút vào hệ thống dàn bay hơi, làm han gỉ quạt và dàn.

Vi khuẩn từ các đồ ăn chưa được làm sạch tươi sống sẽ lây nhiễm vào các đồ ăn chín khác có trong tủ lạnh. Điều này có thể khiến người sử dụng bị rối loạn tiêu hoá, nhiễm độc khi mang đồ ăn chín này ra ăn mà không đun nấu lại.

Bên cạnh đó, thói quen đi chợ mua trứng gà, vịt về vẫn còn bám dính vết bẩn từ chuồng nuôi; rau quả chứa vô số hóa chất từ lượng phân bón dư cho tới thuốc trừ sâu; thịt, cá chứa vi khuẩn gây nhiều loại dịch bệnh khác nhau... cứ thế xếp vào tủ, không cho vào từng túi nilon hay hộp chứa riêng sẽ khiến cho tủ lạnh thành ổ chứa vi trùng và dịch bệnh.

PGS.TS Võ Kim Long, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ và môi trường cũng khẳng định: “Trong tủ lạnh vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc tạm thời “ngủ yên”. Nhưng khi ra khỏi tủ lạnh gặp điều kiện nhiệt độ bình thường chúng sẽ tỉnh táo trở lại phát triển nhanh và mạnh ngay. Rất nhiều loại vi khuẩn chịu lạnh giỏi như vi khuẩn thương hàn, tụ cầu vàng dù có xuống - 6độ C chúng vẫn sống được từ 3 - 6 tháng.

Cách sử dụng tủ lạnh an toàn

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, sau khi mua rau, củ, quả về hãy để ở ngoài 2–3 tiếng đồng hồ sau đó mới cho vào tủ lạnh bảo quản. Như vậy vừa đảm bảo được độ tươi ngon vừa giữ được các chất dinh dưỡng có trong rau, củ, quả. Tuy nhiên, những thực phẩm này, chỉ nên để tủ lạnh tối đa là 3 ngày. Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản phải đảm bảo khô, ráo nước. Nhiệt độ thích hợp cho rau, củ, quả là 13–15 độ C.

Ông Lê Anh Tuấn cho biết: Thực phẩm sau khi chế biến chỉ để được ở nhiệt độ thường tối đa là 3 tiếng tối thiểu là 2 tiếng phải sử dụng ngay. Vượt quá thời gian này, trong điều kiện môi trường nóng ẩm, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Trong môi trường tủ lạnh thức ăn đã chế biến để được tối đa từ 24 tiếng. Các đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn thì đã có hoá chất bảo quản, chất bảo quản đồ hộp khi ăn thì phải chế biến lại, còn ăn lần đầu thì có thể yên tâm sử dụng vì đó là những thực phẩm đã được đóng gói trong môi trường chân không, vô khuẩn.

Nhưng khi đã mở đồ hộp ra rồi ăn không hết lại bỏ tủ lạnh thì hôm sau ăn phải chế biến lại. Thời hạn để tủ lạnh an toàn cho đồ hộp sau khi đã mở nắp là 48 tiếng. Thời hạn để thực phẩm ở ngăn đông đá không được quá 1 tuần lễ.

Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn.

Cách sắp xếp thức ăn trong tủ lạnh
- Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi để trứng, bơ, mứt.
- Ngăn kế tiếp phía dưới là nơi thích hợp cho gia vị, cà phê đã được đựng trong hộp, túi ni lông thật kín.
- Tầng trên cùng ngăn mát là nơi thích hợp cho sữa chua, bánh ngọt.
- Hộc tủ dưới cùng là khu vực dành riêng cho rau củ. Các loại rau củ trước khi cho vào cần bao bọc bằng vải thưa thấm nước hoặc túi ni lông có đục lỗ li ti là tốt nhất.
- Phần lạnh nhất trong tủ không phải ngăn đông đá mà là chỗ mặt kính sát với ngăn rau củ nên chỗ này thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá.

Saturday, October 2, 2010

Bột Accord (polyphosphate) - chất thay thế hàn the

Bài này được viết sau khi dành thời gian tìm hiểu về bột Accord từ các nguồn thông tin trên Internet. Lý do viết bài này vì mình có sử dụng cái gói bột Accord của Thái Lan để làm giò, chả, nem nướng ...
Với 500g thịt (~ 1 lb), mình đã cho khoảng 1/4 Tsp nhưng cảm thấy giò bị cứng và dai. Do đó các lần sau mình chỉ dùng chừng khoảng 1/8 Tsp cho 1 lb thịt.
Thông tin tham khảo thêm:
Nhiều loại phụ gia có thật sự an toàn không? Câu trả lời phần nào đó được bàn luận tại đây: Thực phẩm và sức khỏe.
Hình gói bột Accord của Thái Lan:
1. Bột Accord:
- Có tác dụng làm cho thành phẩm dai và giòn, được dùng trong các món như: giò, chả, nem nướng, ...
- Nhưng chỉ nên sử dụng rất ít, ví dụ 1lb thịt chỉ dùng khoảng 1/8 Tsp.
- Trên bao bì sản phẩm có ghi:
Accord là hỗn hợp phốt phát đặc biệt gồm: Sodium Tripolyphosphate  + Potassium Polyphosphate
Chỉ sử dụng 3g/ 1kg thịt:

- Vậy Accord có phải là Hàn the không?
Đương nhiên với thành phần như trên thì Accord không phải là hàn the, đây là 1 loại phụ gia an toàn và được dùng trong chế biến thực phẩm.
Ở VN nó được gọi là polyphosphate được dùng để thay thế hàn the.
Nếu bạn không kiếm được bột Accord thì có thể tìm mua 1 trong 4 loại phụ gia an toàn thay thế hàn the là:
Hai loại của Việt Nam là CHITOFOOD (còn gọi là bột PDP), giá 5.000 đồng/gói, sử dụng chế biến cho 10 kg giò. Và phụ gia G2, giá 80.000 đồng/kg.
Ngoài ra còn có phụ gia Tripolyphosphat của Đức, giá 35.000 đồng/kg và phụ gia Phosphates Mix của Thái Lan.
- Vậy Sodium tripolyphosphate + Potassium polyphosphate có độc không?
Theo cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA) thì: Sodium Tripolyphosphate là khá an toàn nếu dùng đúng quy định.
- Ở Việt Nam, theo quyết định số 760-2000-Bộ Thuỷ sản cho phép sử dụng polyphosphate (sodium, potassium) với hàm lượng tối đa cho phép là: 5g/kg còn Diphosphates (di, tri, tetra-sodium & di, tetra-potasium) Triphosphates (pentasodium, pentapotassium) thì 5g/kg đối với sản phẩm cá phi lê và 1g/kg đối với các sản phẩm khác.

2. Sơ lược về polyphosphate:
Các loại Polyphosphate:
- Na pyrophosphate Na2H2P2O7
- Na tripolyphosphate Na5P3O10
- Na hexametaphosphate Nan+2PnO3n+1

Các tác dụng tốt của Polyphosphate:
- Polyphosphates được sử dụng như một phụ gia: chất ổn định, chất làm đông, và chất nhũ hoá.
- Tạo phức với ion kim loại
- Khả năng giữ nước
- Ổn định nhũ tương
- Gây nở
- Dùng làm dung dịch đệm

Các tác dụng xấu của Polyphosphate:
Tuy nhiên polyphosphates cũng gây những bất lợi sau (nếu sử dụng quá liều lượng).
- Làm cho sản phẩm có cấu trúc như cao su.
- Hàm lượng polyphosphates >0.3 gây vị chát.
- Làm cho sản phẩm có vị tanh đắng, có cảm giác ngứa lưỡi.
- Hàm lượng lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ: đau bụng, tiêu chảy.

3. Note:
- Để tìm hiểu về chất phụ gia trên trang USFDA:
Hãy vào Listing of Food Additive Status, tìm tên hóa học của chất, sau đó xem các thông số, trong đó có part.secsion
Từ part.section gõ vào ô tìm kiếm tại Code of Federal Regulations Title 21 để xem thông tin về chất.

- Để tìm hiểu thêm về an toàn thực phẩm, có thể vào trang của cục an toàn vệ sinh thực phẩm VN.