Saturday, May 22, 2010
Lượng Cholesterol trong một số thực phẩm
--- đang cập nhật ---
1. Thịt bò (100g):
- Thịt bò thông thường (beef): Cholesterol 87mg
- Thịt bò xay (ground beef): Cholesterol 88mg
- Thịt bò nạc xay (lean ground beef): Cholesterol 90mg
- Thịt bò đút lò (roast beef): Cholesterol 76mg
- Thịt bò bittet (beef steak): Cholesterol 82mg
- Mỡ bò (beef fat): Cholesterol 99mg
- Gan bò (beef liver): Cholesterol 275mg
- Tim bò (beef heart): Cholesterol 124mg
2. Thịt lợn (100g):
- Thịt lợn thông thường (pork): Cholesterol 90mg
- Thịt lợn xay (ground pork): Cholesterol 72mg
- Mỡ lợn: Cholesterol 93mg
- Gan lợn (pork liver): Cholesterol 301mg
- Tim lợn (pork heart): Cholesterol 131mg
3. Trứng (quả):
- Quả nhỏ (small): Cholesterol 157mg
- Quả thường (medium): Cholesterol 186mg
- Quả to (large): Cholesterol 212mg
3. Thịt gà (100g):
- Thịt gà có da (chicken): Cholesterol 87mg
- Thịt gà bỏ da (skin not eaten): Cholesterol 88mg
4. Cá hồi -salmon (100g):
- Cholesterol: 45mg
- Acid béo no (Saturated Fat): 1.26g
- Acid béo không sinh Cholesterol (Polyunsaturated Fat): 1.992g
- Acid béo không bão hòa đơn (Monounsaturated Fat): 2.134g
5. Cá ngừ - tuna (100g):
- Cá ngừ lớn (bluefin tuna): Cholesterol 38mg
- Acid béo no (Saturated Fat): 1.257g
- Acid béo không sinh Cholesterol (Polyunsaturated Fat): 1.433g
- Acid béo không bão hòa đơn (Monounsaturated Fat): 1.6g
Friday, May 21, 2010
Sự thật về dầu và bơ thực vật? (Phản hồi và tranh luận của bạn đọc - Phần I)
1. Võ đoán:
2. Cần hiểu đúng về cholesterol:
- Về cholesterol HDL (có lợi): khoảng một phần tư cho đến một phần ba lượng cholesterol trong máu được vận chuyển bằng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Cholesterol HDL được gọi là “cholesterol có lợi”, bởi vì nồng độ HDL cao dường như có tác dụng bảo vệ chống đau tim.
3. Bơ thực vật, không nên ăn nhiều:
4. Đừng thái quá, cũng đừng bất cập:
5. Ý kiến trái ngược là bình thường:
Theo tôi, có một số điểm cần chú ý khi đọc các bài báo khoa học trên các tạp chí, báo chí.
6. “Vì tiền, tiền và tiền”, không phải không có lý:
Sự thật về dầu và bơ thực vật? (Phần III)
TP - Phần cuối của Kỳ 2, GS Grazyna Cichosz bắt đầu bác bỏ quan điểm lâu nay cho rằng ăn bơ và mỡ động vật sẽ làm gia tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể, đồng nghĩa với trí nhớ giảm sút, xơ vữa thành mạch.
Khẳng định “Sự thật không phải như vậy”, trong Kỳ 3 và cũng là kỳ cuối của bài trả lời phỏng vấn quan trọng này, bà sẽ đưa ra cách giải thích độc đáo về lý do dầu và bơ thực vật trở thành món ăn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, thậm chí cả trong giới bác sỹ.
1. Sự hoành hành của “phe bơ thực vật”
- Vậy tại sao bơ thực vật trở thành món ăn phổ biến, thậm chí cả trong giới bác sĩ?
Vì tiền, tiền và tiền.
Thực ra ngay trong giới bác sĩ cũng chia thành hai phe, bơ từ sữa bò và bơ thực vật. Chỉ có sự khác biệt, phe bơ thực vật có tiền để quảng cáo cho triết lý của mình, trong khi phe còn lại không có phương tiện tương tự và không có sức mạnh thuyết phục.
Các nhà sản xuất bơ thực vật không thiếu tiền dành cho mục đích tiếp thị. Họ thừa khả năng để tẩy não đội ngũ bác sĩ. Suốt thời gian dài, tại nhiều quốc gia, người ta liên tục tổ chức các chiến dịch quảng cáo núp bóng hội thảo khoa học để thuyết phục mọi người về các “tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe của dầu thực vật và bơ thực vật”, nhất là trong giới y học.
Nếu dầu thực vật và bơ thực vật thực sự tuyệt vời như lời quảng cáo, mức tiêu thụ chỉ cần tăng 6 -10 lần, vấn đề xơ vữa thành mạch đã được giải quyết từ lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, tình trạng mắc bệnh xơ vữa động mạch đã tăng gấp 4 lần trong 40 năm qua, tình trạng mắc bệnh ung thư cũng tăng đột biến. Ngoài ra, các bệnh rối loạn thần kinh cũng gia tăng ồ ạt.
Tất cả là cái giá phải trả cho những khoản lợi nhuận khổng lồ rơi vào tài khoản các nhà sản xuất dầu thực vật và bơ thực vật.
Tôi thực sự ngạc nhiên khi, đến nay, giới y học vẫn coi thường mối đe dọa này. Đa số các bác sĩ vẫn tin vào những tố chất tuyệt vời của dầu thực vật đối với sức khỏe.
- Những ai đã xác nhận tính trung thực lý thuyết của giáo sư?
Các công trình nghiên cứu đã được thực hiện trong khuôn khổ các dự án quốc tế rất có uy tín như Euranic, Transfair, Nurses Health Study, v.v. Ngoài ra, có vô số nghiên cứu trên động vật. Và điều ngạc nhiên là, cho dù không phủ nhận các kết quả nghiên cứu trên cơ thể động vật, song giới y học lại không muốn thừa nhận rằng, với con người, kết quả có thể cũng y hệt.
Tôi đã làm việc về vấn đề này từ năm 2003. Nghiên cứu của các trung tâm khoa học trong nước và nước ngoài đều xác nhận các bệnh ung thư có liên quan với các sản phẩm tái chế oxy hóa dầu thực vật và thông qua chế biến. Tất nhiên đây không phải là nguyên nhân duy nhất, song là nguyên nhân cơ bản.
2. Bóng ma đằng sau các nghiên cứu
Tôi thực sự ngạc nhiên khi, đến nay, giới y học vẫn coi thường mối đe dọa này. Đa số các bác sĩ vẫn tin vào những tố chất tuyệt vời của dầu thực vật đối với sức khỏe.
- Giáo sư có chứng cứ?
Năm 2003, khi tôi quyết định làm rõ vấn đề này, có ngày tôi thu thập trên 300 bài viết về đề tài. Sau ba tuần, tôi quyết định không đọc các tạp chí ngành thuộc lĩnh vực công nghệ dinh dưỡng và thực phẩm bởi, tôi cho rằng, đứng đằng sau những bài viết này là các nhà sản xuất. Và tôi chỉ tìm đọc các bài viết y học.
Kết quả rút ra từ những bài viết đó cho thấy sự mất cân bằng giữa các acid béo không no omega-6 và omega-3 là nguyên nhân gây ra đa số các bệnh về trao đổi chất, trong đó có xơ vữa thành mạch.
Kết quả các nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy những rối loạn về lipid trong cơ thể con người cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh thuộc hệ thần kinh.
Trong các nghiên cứu của Pháp (kéo dài 17 năm và thực hiện với 6.000 người) và các nghiên cứu của Hà Lan (kéo dài 25 năm với 30 ngàn bệnh nhân), người ta đã chứng minh được rằng, thiên hướng gia tăng các bệnh trầm cảm, hoảng sợ, hung hãn và chỉ số tự tử gia tăng có mối quan hệ với nồng độ cholesterol thấp.
Những người cao tuổi nồng độ cholesterol thấp (dưới 200 mg/lit máu) thường phải gõ cửa phòng khám và bệnh viện tâm thần nhiều hơn vài ba lần so với nhóm đối chứng.
Sau khi công bố kết quả các nghiên cứu đó, các nhà khoa học Pháp tìm đến nhóm người sống lâu - từ 85 đến 107 tuổi. Kết quả cho thấy, nồng độ cholesterol trung bình của nhóm này là 360 mg/lit máu. Và điều đó là hợp lý bởi, cùng với tuổi tác, khi chúng ta chấm dứt sản xuất các hormon giới tính, nồng độ cholesterol sẽ tăng.
Cholesterol cần thiết đối với tất cả tế bào của cơ thể, nhất là đối với não bộ và hệ thần kinh. Nếu hạ thấp nồng độ của nó bằng mọi giá, chúng ta sẽ mạo hiểm với sức khỏe tâm lý của chính mình.
3. Sợ hạ thấp nồng độ cholesterol, chuyện vớ vẩn
- Giáo sư coi lý thuyết hạ thấp nồng độ cholesterol là chuyện vớ vẩn?
Không có câu trả lời thống nhất với câu hỏi đó. Thực tế có nhóm đáng kể - trung bình 1 trên 500 người - có khuyết tật thụ cảm LDL cholesterol di truyền. Tất nhiên những người thuộc nhóm này buộc phải nghiêm túc kiểm soát nồng độ cholesterol, bởi họ đặc biệt bị đe dọa xơ vữa thành mạch. Tình hình cũng tương tự như đối tượng béo phì hoặc nạn nhân tiểu đường dạng 2.
Trái lại, đa số tuyệt đối - nhất là những người gầy và không bị đe dọa tiểu đường - không có gì phải sợ cholesterol. Nhất là, một khi biết rằng, còn có những yếu tố nguy cơ khác như nồng độ homocystein, triglicerid cao, thiếu hụt các chất chống oxy hóa, v.v.
Thiên hướng gia tăng các bệnh trầm cảm, hoảng sợ, hung hãn và chỉ số tự tử gia tăng có mối quan hệ với nồng độ cholesterol thấp.
Những người cao tuổi nồng độ cholesterol thấp (dưới 200 mg/lit máu) thường phải gõ cửa phòng khám và bệnh viện tâm thần nhiều hơn vài ba lần so với nhóm đối chứng.
Có hơn chục yếu tố nguy cơ gây xơ vữa thành mạch, nồng độ cholesterol cao chỉ là một và không phải yếu tố quan trọng nhất. Đã hơn 30 năm, người ta biết rằng 70% nạn nhân sau tai biến mạch máu não và 50% nạn nhân sau nhồi máu cơ tim có nồng độ cholesterol bình thường, thậm chí thấp.
Người ta cũng biết, nguyên nhân xơ vữa thành mạch là các trạng thái viêm nhiễm mao mạch - hậu quả của đủ loại rối loạn trao đổi chất.
- Phản ứng của giới y học với quan điểm của giáo sư thế nào?
Không chỉ ngày càng quan tâm mà còn ủng hộ. Bài thuyết trình của tôi dành cho các bác sĩ tim - mạch ở thành phố Tarnow được hoan nghênh nhiệt liệt. Nó đã được đăng lại trên tạp chí chuyên ngành. Website của Đại học Stanford (Mỹ) cũng trích đăng.
Gần đây nhất, tôi cũng được mời thuyết trình tại hội nghị khoa học của Hiệp hội Công nghệ Thực phẩm Ba Lan và hàng chục chương trình sinh hoạt chuyên ngành dinh dưỡng.
4. Béo phì vì mỡ động vật, vớ vẩn nốt
- Theo giáo sư, bằng cách nào để có thể có chế độ dinh dưỡng lành mạnh?
Hãy duy trì nếp sống lành mạnh, trước hết, không tin lời quảng cáo. Tiếc rằng có tới 85% dân chúng mù quáng tin quảng cáo.
Bản thân tôi cũng từng tin vào những tố chất tuyệt vời của dầu và bơ thực vật. Chưa 40 tuổi, tôi đã khổ sở vì bệnh áp huyết cao. Tôi tin cho đến khi chưa bị chứng đông máu đe dọa phải tháo khớp chân và cho đến khi sáu đồng nghiệp và bạn bè tôi qua đời cũng vì tin rằng bơ thực vật tốt hơn bơ từ sữa bò. Những người tràn đầy sức sống, vóc dáng thể thao đã qua đời chỉ vài ba tháng sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.
Bây giờ tôi dám chắc, thủ phạm chính của tấn bi kịch là dầu và bơ thực vật.
- Chúng ta béo phì vì mỡ động vật. Có lẽ đó là sự thật?
Tuyệt đối vớ vẩn!
Giá trị năng lượng của 1 gam chất béo - bơ, mỡ động vật, dầu oliu hay bơ thực vật - bao giờ cũng như nhau và đều xấp xỉ 9 kcalo.
Trái với đường, các chất béo giảm thiểu sự háu ăn, bởi nhanh chán. Khi ăn mỡ, chúng ta thường không ăn nhiều. Các chất béo được tiêu hóa ở ruột non, từ chúng, xuất hiện các acid béo tự do, sau đó là các thể keton thẩm thấu vào hệ mao mạch. Nồng độ của chúng trong máu được các thụ cảm ở não bộ nhận dạng như một trong các tín hiệu no nê.
Nguyên nhân của tình trạng béo phì và tiểu đường dạng 2 là sự hiện diện của các chất béo đồng phân cùng với sự dư thừa đường trong thực đơn, hoàn toàn không phải do mỡ động vật.
5. Ý kiến nhà khoa học:
Nướng, rán quá lửa đều hại
Các kết quả nghiên cứu khoa học và y học đều khẳng định các chất béo (lipid) dù là mỡ động vật hay dầu thực vật khi ở nhiệt độ cao đều bị biến tính, phân hủy thành các chất độc hại cho cơ thể, thậm chí có thể gây ung thư.
Có điều khác nhau là mỡ động vật có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ bay hơi cao hơn dầu thực vật, do vậy khi nấu ăn (rán, xào), nếu dùng dầu thực vật thì nên đun ở nhiệt độ dưới 2000C, còn nếu là mỡ động vật cũng không nên quá 2500C. (Ở nhiệt độ 204 - 2500C, triglycerides sẽ bị phân giải thành các sản phẩm bay hơi).
Th.S Vũ Quốc Trung
Mới là trải nghiệm cá nhân
Giáo sư Grazyna Chichosz làm nghiên cứu này sau trải nghiệm cá nhân: “Tôi tin cho đến khi chưa bị chứng đông máu đe dọa phải tháo khớp chân và cho đến khi sáu đồng nghiệp và bạn bè tôi qua đời cũng vì tin rằng bơ thực vật tốt hơn bơ từ sữa bò”. Bởi thế những ý kiến của bà có vẻ hơi cực đoan khi cho rằng các dầu thực vật chỉ có hại.
Về ung thư, nguyên nhân rất phức tạp, không phải chỉ do ăn uống hay do chất mỡ. Với hoạt động của hệ thần kinh cũng vậy.
TS.BS. Tr.H.Cường
(thcuong@hotmail.com)
Sự thật về dầu và bơ thực vật? (Phần II)
(Theo tienphongonline)
TP - Ở kỳ một, trong khi lưu ý “tất cả đều trở thành có hại khi chúng ta ăn quá nhiều”, GS Grazyna Cichosz - cảnh báo việc sử dụng dầu thực vật của nhiều người bao nhiêu năm qua là ở mức quá cao do “nhu cầu acid béo không no từ dầu thực vật cả ngày của con người chỉ xấp xỉ 5,5 gram dầu, tức một thìa nhỏ”.
“Sử dụng liều cao hơn sẽ có hại”. Có hại như thế nào là nội dung được chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Ba Lan tiếp tục trao đổi trong Kỳ 2. Và một trong những dẫn chứng đáng chú ý ở Kỳ 2 là mô hình bệnh tật ở Israel, nơi có số người mắc bệnh ung thư cao bất thường so với các nước khác.1. Coi chừng thực phẩm dễ tính
- Chuyện gì xảy ra khi làm nóng dầu thực vật?
Các acid béo không no có trong dầu thực vật rất dễ bị oxy hóa, nhất là trong điều kiện nhiệt độ cao. Khi ấy sẽ xuất hiện các nguyên tố rất độc hại đối với sức khỏe.
Cơ thể có khả năng vô hiệu hóa tác dụng của chúng song không phải lúc nào cũng có thể. Việc hấp thụ lâu dài dầu thực vật đã bị oxy hóa thường thấy phổ biến trong cái gọi là thực phẩm dễ tính.
- ...trong bánh quy?
...Đúng. Nói chung, trong bánh ngọt hay trong bột dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh - đều gắn liền với các nguy cơ gây ung thư. Tồn tại mối liên hệ rõ rệt giữa tình trạng mắc bệnh ung thư và mức tiêu thụ dầu thực vật. Kết luận đã được xác nhận trong các nghiên cứu dịch tễ học.
- Tuy nhiên, vì dầu thực vật là nguồn cung cấp acid béo omega-3 và omega-6, những hợp chất được coi là nền tảng cấu trúc não bộ. Vậy nên việc ăn dầu thực vật lạnh, thí dụ, dùng cho món sa lát (salad), sẽ có lợi cho sức khỏe?
Sự thực, chính mỡ cá và các động vật có vú ở biển là nguồn cung cấp dồi dào nhất các acid béo EPA và DHA hoạt chất sinh học cao. Chính các acid béo này đóng vai trò vật liệu tự nhiên cấu tạo não bộ, chúng kích thích khả năng ghi nhớ, tập trung, ham muốn học tập, phát triển năng lực phối hợp vận động và hệ đề kháng.
Các acid béo omega-6 và omega-3 có trong các loại dầu thực vật chỉ có thể phát huy tác dụng sinh học sau khi đã được tái chế trong cơ thể con người. Tiếc rằng phần lớn quá trình tái chế này thường thất bại.
- Tại sao thường thất bại?
Vì nhiều lý do khác nhau. Thí dụ, các chất béo đồng phân nhân tạo có trong cơ thể kìm hãm quá trình trao đổi cả của acid béo omega-6 và omega-3. Ngoài ra, tình trạng dư thừa omega-6 cũng kìm hãm sự trao đổi chất của omega-3. Vì thế, tỷ lệ hợp lý hai loại acid béo này trong cơ thể đóng vai trò đặc biệt quan trọng (4/1).
Tình trạng dư thừa acid béo omega-6 sẽ dẫn đến bệnh xơ vữa thành mạch, máu vón cục, dị ứng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng. Nếu tỷ lệ omega-6 cao gấp trên 4-5 lần omega-3 (tình trạng phổ biến trong đa số các mặt hàng dầu thực vật), omega-3 sẽ không thể hóa thân thành hoạt chất có ích về sinh học.
Ngoài ra tình trạng thiếu các nguyên tố vi lượng như ma giê, kẽm và các vitamin phổ biến trong thực đơn, hoặc việc uống tân dược chống áp huyết cao, hoặc chống đông máu cũng là nguyên nhân vô hiệu hóa các men chịu trách nhiệm thúc đẩy quá trình chuyển hóa omega-6 và omega-3.
2. Thực đơn Địa Trung Hải, khắc tinh ung thư
- Những gì giáo sư vừa nói làm chúng tôi thực sự hoang mang. Vẫn nghe nói, tốt nhất cho sức khỏe là Thực đơn Địa Trung Hải (Mediterraean Menu). Dân Hy Lạp hay Italia không bị xơ vữa thành mạch và ung thư, bởi họ ăn nhiều cá béo và dầu oliu?
Bí quyết của Thực đơn Địa Trung Hải là tỷ lệ tối ưu đối với sức khỏe acid béo omega-6 và omega-3 (tỷ lệ 4/1). Dầu oliu chứa khoảng 10% acid béo omega-6, thành phần chủ yếu của sản phẩm (chiếm trên 70%) là acid dầu oliu. Nó dễ oxy hóa gấp 10 lần mỡ động vật, song cũng 10 lần ít bị oxy hóa hơn so với omega-6, vốn là thành phần chủ yếu của các loại dầu thực vật khác.
- Có nghĩa dầu oliu - ăn được, dầu thực vật khác - không?
Chắc chắn việc xào, chiên món ăn bằng dầu oliu độc hại với sức khỏe ít hơn so với sử dụng dầu hướng dương hay dầu củ cải.
Tỷ lệ cao cá và các sản phẩm của biển vốn là nguồn acid béo omega-3, hoạt chất sinh học tốt nhất, cũng là đặc tính tiêu biểu của Thực đơn Địa Trung Hải. Ngoài ra rau xanh và hoa quả cũng chiếm bộ phận lớn của thực đơn này.
Việc thay thế dầu oliu bằng dầu thực vật khác sẽ triệt tiêu mọi yếu tố tích cực của Thực đơn Địa Trung Hải.
- Có nghĩa nhất thiết phải lựa chọn khi mua dầu thực vật?
Chính các acid béo này đóng vai trò vật liệu tự nhiên cấu tạo não bộ, chúng kích thích khả năng ghi nhớ, tập trung, ham muốn học tập, phát triển năng lực phối hợp vận động và hệ đề kháng.
Sự thiếu hụt chúng ở trẻ em sẽ dẫn đến tình trạng hiếu động thái quá, trầm cảm, và nhiều bệnh thần kinh khác.
Đúng vậy. Không thể đánh đồng dầu oliu với bất cứ loại dầu thực vật nào khác. Chứng cứ để khẳng định như vậy là cái gọi “Sự phi lý Israel”. Người Israel xuất khẩu dầu oliu vì đắt tiền, trái lại, hằng ngày ăn dầu hướng dương rẻ hơn để đỡ tốn kém. Vì thế, dù nồng độ cholesterol thấp, dân Israel vẫn có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao nhất khu vực.
Đặc tính gây ung thư của dầu hướng dương đã biết từ năm 1983, tức đã gần 30 năm. Trong các nghiên cứu trên động vật, người ta đã chứng minh được rằng thủ phạm chính của tình trạng phát triển bệnh ung thư là sự dư thừa acid đơn omega-6, thành phần chính của dầu thực vật. Kết quả nhiều nghiên cứu dịch tễ học tại các khu vực khác nhau của thế giới cũng xác nhận điều đó.
- Cholesterol trong bơ và mỡ động vật là lý do chính để nhiều người bài xích chúng. Ăn bơ và mỡ động vật sẽ làm gia tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể, điều đó đồng nghĩa với trí nhớ giảm sút, xơ vữa thành mạch…?
3. Sự thật không phải như vậy
Thứ nhất, cholesterol không thể thiếu để cơ thể hoạt động bình thường. Đúng là việc ăn mỡ động vật có thể dẫn đến tình trạng gia tăng cholesterol. Tuy nhiên, nếu trong thực đơn có các acid sinh học tích cực omega-3 vốn có nhiều trong mỡ cá, thậm chí cả khi ăn nhiều mỡ động vật, cũng không xuất hiện mối đe dọa gây xơ vữa thành mạch.
Rõ ràng không phải mỡ động vật, mà chính tình trạng thiếu hụt acid omega-3 trong thực đơn là nguyên nhân - chí ít thì cũng là không phải nguyên nhân duy nhất - dẫn đến xơ vữa thành mạch.
Thêm nữa, những người bài xích ăn mỡ động vật cố ý bỏ quên chứng cứ là, khi ăn bơ hoặc mỡ động vật, trong cơ thể sẽ gia tăng cả cholesterol có hại LDL cũng như cholesterol có lợi HDL. Trong khi đó, ăn bơ thực vật sẽ gia tăng cholesterol có hại LDL và giảm thiểu cholesterol có lợi HDL.
Người ta đã tính được, với liều như nhau, nếu ăn bơ thực vật, xác suất xơ vữa thành mạch sẽ tăng gấp 10 lần so với ăn bơ từ sữa bò hoặc ăn mỡ động vật. Tệ hơn, ăn bơ thực vật còn đe dọa phát phì, tiểu đường dạng 2 và các bệnh ung thư.
4. Ý kiến nhà khoa học:
Chất béo là gì?
Trong hóa học, lipid nghĩa là hợp chất béo và là hợp chất hữu cơ đa chức (chứa nhiều nhóm chức giống nhau). Chúng gồm những chất như dầu ăn, mỡ, v.v, có độ nhớt cao, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ như ether, chlorphorm, benzen, rượu nóng.
Giống như các carbonhydrate, các lipid được tạo nên từ các nguyên tố C, H và O nhưng chúng có thể chứa các nguyên tố khác như P và N. Chúng khác với carbonhydrate ở chỗ chứa O với tỉ lệ ít hơn.
Hai nhóm lipid quan trọng đối với sinh vật là nhóm có nhân glycerol và nhóm sterol. Các nhân này kết hợp với acid béo và các chất khác tạo nên nhiều lipid khác nhau.
Th.S Vũ Quốc Trung
Acid béo không no trong dầu thực vật, lợi hay hại?
Giáo sư Grazyna Chichosz nhấn mạnh, các acid béo không no có trong dầu thực vật được bán trên thị trường đã bị biến đổi nhiều trong quá trình chế biến. Song, theo tôi biết, các cơ sở khoa học về tác dụng có lợi của acid béo không no có nhiều hơn là tác dụng có hại của chúng.
Sự chuyển hóa và hấp thu của các chất dinh dưỡng nói chung và của các acid béo trong cơ thể là vô cùng phức tạp, phụ thuộc rất nhiều yếu tố khó tách rời nhau (như thành phần bữa ăn, tập quán nấu nướng chế biến thực phẩm, tỷ lệ các thực phẩm trong bữa ăn, yếu tố di truyền ở mỗi cá thể v.v.).
Cơ thể chúng ta là bộ máy rất phức tạp, tinh vi và tự điều chỉnh. Một chất thừa hoặc thiếu quá giới hạn đều gây hại cho cơ thể. Có những chất cần thiết có ở cả thực vật và động vật, có những chất chỉ có ở thực vật hoặc động vật. Bởi vậy cần có chế độ ăn cân bằng.
Chế độ ăn này lại phụ thuộc nhiều yếu tố như giới, tuổi, nghề nghiệp (tính chất, đặc điểm của lao động nghề nghiệp), tình trạng sức khỏe, yếu tố di truyền (có những người bị mỡ máu cao, huyết áp cao do di truyền), thói quen ăn uống v.v.
Đó là chưa kể cách chế biến cũng làm thay đổi thành phần hóa học của thức ăn. Quá trình hấp thu các chất trong bộ máy tiêu hóa cũng vô cùng phức tạp, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố.
TS.BS. Tr.H.Cường,
(thcuong@hotmail.com)
Sự thật về dầu và bơ thực vật? (Phần I)
TP - "Sau khi bị gia nhiệt, dầu thực vật bao giờ cũng trở nên độc hại. Việc xào, chiên thức ăn bằng dầu thực vật rất độc hại, thực chất là mối đe dọa cực lớn đối với sức khỏe" - GS Grazyna Cichosz (Ba Lan) cho biết.
LTS: Bất chấp hàng loạt nỗ lực của các cơ quan quản lý và tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, gần đây, người tiêu dùng gặp phải vô vàn sản phẩm thực phẩm với những thông tin rất hấp dẫn về lợi ích của chúng với sức khỏe nhưng thực sự không có điều kiện kiểm chứng. Phát hiện bất ngờ của một nhà khoa học Ba Lan về mặt trái của dầu và bơ thực vật mà Tiền Phong khởi đăng từ số báo hôm nay hy vọng sẽ giúp độc giả có cái nhìn thận trọng hơn, và luôn tự nhắc nhở mình không quên thói quen sử dụng hợp lý các loại thực phẩm nói chung và dầu bơ thực vật nói riêng. Để đảm bảo tiếp cận nhiều chiều đối với một trong những nhóm thực phẩm được dùng nhiều và phổ biến nhất ở hầu hết các bữa ăn trong gia đình hiện nay, bên cạnh các tuyên bố gây sốc của người được phỏng vấn, Tiền Phong cũng xin trích ý kiến ban đầu của các học giả và các nhà quản lý Việt Nam. Chúng tôi cũng xin lưu ý, thông tin nêu trên Tiền Phong về các phát hiện đầy kịch tính đối với dầu và bơ thực vật chỉ có tính tham khảo cho đến khi có khuyến cáo chính thức của các cơ quan hữu quan.
Tiền Phong xin giới thiệu bài phỏng vấn rất đáng quan tâm của phóng viên nhật báo GW Ba Lan với tác giả của phát hiện quan trọng nhưng chưa được kiểm chứng rộng rãi và độc lập này. Xin lưu ý một lần nữa, đây mới chỉ là bài phản ánh ý kiến của một nhà khoa học, đòi hỏi phải có đánh giá và thẩm định thận trọng cả trong và ngoài nước. Đầu đề các kỳ và tít phụ dùng trong các kỳ, các thông tin trong hộp là do Tiền Phong trích dẫn. Các tít và trích dẫn đó thuần túy chỉ là nhấn mạnh các thông tin đáng chú ý lấy từ phần trả lời phỏng vấn của nhà khoa học, để độc giả tiện theo dõi, chứ không phải là khẳng định quan điểm của Tiền Phong. |
Kỳ 1: Càng nhiều bơ thực vật, càng lắm bệnh
Kỳ này, GS Grazyna Cichosz sẽ đưa ra các dẫn chứng nhận định quá trình biến dầu thực vật thành bơ thực vật và sản phẩm ấy có hại thế nào đối với sức khỏe.
1. Tảng lờ chi tiết quan trọng
- Theo giáo sư, không nên ăn bơ thực vật?
Bơ thực vật không có gì bổ béo.
- Quảng cáo vẫn khẳng định, bơ thực vật là sức khỏe?
Người ta nói rằng, bơ thực vật là nguồn cung cấp acid béo không no cần thiết cho con người. Đúng là acid béo không no thực sự cần thiết, song người ta tảng lờ một chi tiết quan trọng. Đấy là, trải qua các quá trình công nghệ, để biến dầu thực vật thành bơ thực vật, acid béo không no đã trở thành acid béo no.
Tệ hơn, trong thành phần bơ thực vật còn chứa các chất béo đồng phân nhân tạo vốn xa lạ với cơ thể con người. Vậy nên, ăn bơ thực vật không chỉ không bổ béo gì mà còn hủy hoại cơ thể.
- Như vậy bơ thực vật không có ưu điểm gì?
Cả khứu giác và vị giác của chúng ta đều không cảm nhận được quá trình ôi thiu của bơ thực vật - đó là ưu điểm lớn nhất của sản phẩm. Trái với bơ - sản phẩm từ sữa bò, nhanh chảy và biến chất, bơ thực vật tươi lâu hơn nhiều.
Ảnh minh họa |
- Thực chất bơ thực vật là gì?
Nó là dầu thực vật được làm cứng. Qua công nghệ chế biến (kỹ thuật làm mất nước hoặc cô đặc) từ dạng lỏng, dầu thực vật biến thành dạng thỏi (cứng). Trong quá trình làm cứng đó, các acid về lý thuyết có lợi đối với cơ thể chúng ta biến thành hợp chất có tính sát hại.
- Tức là các chất béo đồng phân nhân tạo?
Đúng vậy. Trong trường hợp cơ thể thiếu acid béo omega-3 và omega-6, chất béo đồng phân nhân tạo sẽ tham gia vào quá trình xây dựng màng tế bào.
Màng tế bào có cấu tạo giống như quả bóng bay. Để quả bóng bay này hoạt động bình thường, tức có thể hấp thụ những hợp chất cần thiết và đào thải những hợp chất vô tích sự, nó bắt buộc phải có cấu tạo như có những lỗ thủng (do omega-3 và omega-6 tạo ra).
Màng tế bào sẽ thiếu các lỗ hổng – trường hợp các chất béo đồng phân nhân tạo tham gia cấu tạo, và sẽ xuất hiện các rối loạn chức năng – thoạt đầu ở cấp độ tế bào, sau đó ở mô và, cuối cùng, trong toàn cơ thể.
Các quá trình trên đã được nghiên cứu nghiêm túc, chủ yếu tại các quốc gia Bắc Âu. Gần 30 năm trước, người ta đã biết, càng ăn nhiều bơ thực vật, mối đe dọa béo phì, tiểu đường dạng 2 (type 2), xơ vữa thành mạch, tai biến não và các bệnh ung thư càng lớn.
Mới cách đây 10 năm, các nhà khoa học còn quả quyết rằng, các chất béo đồng phân nhân tạo không gây ung thư. Ngày nay, người ta mới biết, sự thật hoàn toàn ngược lại.
Ngay từ năm 1994, Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện lệnh cấm sử dụng lượng chất béo đồng phân nhân tạo nhiều hơn 2% liều năng lượng mỗi ngày. Quy định này đến nay vẫn được thực hiện nghiêm chỉnh.
Theo tài liệu được giới thiệu tại Hội nghị Khoa học về Béo phì châu Âu tổ chức tại Budapest, thủ đô của Hungary, năm 2007, các món ăn của mạng KFC bán ở Đan Mạch đều có lượng chất béo đồng phân dưới 2%, trong khi sản phẩm cùng loại của KFC bán tại các quốc gia khác, thí dụ Ba Lan, Hungary, Czech, Ucraina và Belarus, lên tới 29-34%.
2. Không nên chiên, rán bằng dầu thực vật
- Có thể hiểu, dầu thực vật có hại cho sức khỏe khi chế biến thành bơ thực vật?
Thứ nhất, tất cả đều trở thành có hại khi chúng ta ăn quá nhiều. Nhu cầu acid béo không no từ dầu thực vật cả ngày của con người xấp xỉ 5,5 gram dầu, tức một thìa nhỏ. Vậy nên sử dụng liều cao hơn sẽ có hại. Tương tự như với thuốc chữa bệnh – liều dùng do bác sĩ quy định sẽ phát huy hiệu quả, việc tự tăng liều sẽ đe dọa tính mạng.
Thứ hai, sau khi bị gia nhiệt, dầu thực vật bao giờ cũng trở nên độc hại. Việc xào, chiên thức ăn bằng dầu thực vật rất độc hại, thực chất là mối đe dọa cực lớn đối với sức khỏe.
- Nghĩa là, theo giáo sư, không nên chiên, rán thức ăn bằng dầu thực vật?
Giống bơ thực vật, dầu thực vật cũng là nguồn acid béo không no, song ở đây số lượng lớn là không hợp lý. Dĩ nhiên các loại dầu thực vật chứa acid béo omega-6, song lượng acid béo omega-3 rất nhỏ. Tỷ lệ acid béo omega-6 trên omega-3 (omega-6/omega-3) tối ưu đối với sức khỏe là 4 trên 1 (4/1).
Trong khi đó, trong các dầu thực vật, tỷ lệ này hết sức bất lợi, lượng acid omega-6 trong dầu hướng dương, dầu ngô và từ hạt nho lần lượt lớn gấp 335, 140 và 173 lần so với lượng acid omega-3.
Dầu hạt cải và dầu hạt bông có tỷ lệ tối ưu hai loại acid đó, song cả hai chỉ có thể sử dụng với số lượng nhỏ trong thực đơn của chúng ta và, với điều kiện bắt buộc là, phải tươi và sử dụng ăn sống, không được xào nấu, gia nhiệt.
3. Ý kiến nhà khoa học:
Dầu thực vật và mỡ động vật, loại nào tốt hơn?
Dầu thực vật và mỡ động vật đều thuộc loại lipid. Để đánh giá loại lipid nào có lợi hơn cho sức khỏe, người ta thường dựa vào các tiêu chí sau:
1. Hàm lượng acid béo không no hay không bão hòa, chất có thể hạ thấp nồng độ cholesterol, có tác dụng phòng xơ vữa động mạch.
2. Hàm lượng acid béo cần thiết, chất không thể hợp thành trong cơ thể, cần phải hấp thụ từ thức ăn. Thiếu acid béo cần thiết có thể gây da khô, bong vẩy, miệng vết thương liền không tốt, tóc khô, dễ rụng.
3. Điểm nóng chảy của lipid. Điểm nóng chảy thấp dễ được mật nhũ hóa ở đường ruột nên tỷ suất hấp thụ cao hơn.
4. Hàm lượng vitamin cần thiết cần hòa tan trong dầu mỡ như vitamin A, D,E,K
Căn cứ vào các tiêu chí nói trên, dầu thực vật chứa acid béo không bão hòa nhiều hơn, điểm nóng chảy thấp hơn, thường chứa acid béo cần thiết nhiều hơn (như trong dầu đậu có chứa 52,5% acid oleic mà trong mỡ lợn chỉ chứa 8,3%).
Ngoài ra, không ít dầu thực vật như dầu lạc, dầu đậu, dầu ngô, dầu hạt quý đều chứa khá nhiều vitamin E và K có lợi cho sức khỏe.
Mỡ động vật, ngoài việc chứa nhiều vitamin A, D hòa tan trong mỡ, thường chứa khá nhiều acid béo bão hòa, ít acid béo cần thiết hơn, và điểm nóng chảy cao hơn. Vì thế dầu thực vật thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng hơn mỡ động vật.
Chỉ trừ hai trường hợp ngoại lệ là dầu gan cá thuộc mỡ động vật nhưng lại chứa nhiều acid béo không bão hòa và dầu dừa thuộc dầu thực vật nhưng chứa acid béo bão hòa là chính.
Qua đó, chúng ta thấy khi chọn sử dụng dầu thực vật hay mỡ động vật có một số điểm cần lưu ý sau:
1. Nếu là người ăn chay trường diễn, biết cách phối hợp các thực phẩm trong khẩu phần ăn một cách hợp lý, điều hòa thì không cần kiêng hay hạn chế mỡ động vật.
2. Nếu đang mắc một trong bệnh như béo phì, mỡ trong máu tăng hơn mức bình thường (triglycerides tăng, LDL tăng, HDL giảm) xơ vữa động mạch, thiểu năng động mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường, không nên ăn mỡ động vật, tốt nhất chỉ dùng dầu thực vật và nhiều rau xanh, hoa, củ, quả, cùng với các loại cá, mỡ cá đã nêu trên. Không ăn các thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh, bánh ngọt. Trong trường hợp này mà ăn mỡ động vật xả láng chẳng khác nào “trị sát”.
Nếu có sức khỏe bình thường, không cần kiêng cữ mỡ động vật quá đáng, có thể sử dụng dầu mỡ theo tỷ lệ 2/1 hoặc 3/1 cũng được (trong thịt và da của động vật (heo, bò, gà, vịt, cừu, v.v) cũng chứa một lượng mỡ đáng kể với điều kiện kết hợp ăn thêm nhiều rau, hoa, củ, quả trong bữa ăn.
Th.S Vũ Quốc Trung
Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ, Cục Dự trữ Quốc gia
Thursday, May 20, 2010
Cholesterol - kiến thức
HDL: cholesterol tốt, bảo vệ tim bằng cách đem chất béo từ thành mạch và mảng về gan đề được thải ra ngoài cơ thể. Lượng HDL cao đã được chứng tỏ bào vệ tim , giảm tránh được nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột qụy.
LDL: cholesterol xấu, là một protein cần thiết để chuyên chở những chất sống cho sự phát triển và chức năng của tế bào. Khi có quá lượng LDL trong máu, hay khi cấu trúc thay đổi vì lý do nào đó, LDL có thể trở nên có hại vì nó bám vào bên trong thành động mạch, và cùng với các chất khác tạo xơ vữa động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột qụy.
MẬT ĐỘ CHOLESTEROL TRONG MÁU
Lượng tổng cholesterol là con số bạn thường được nghe khi nhận kết qủa xét nghiệm (bao nhiêu milligram trên một deciliter : mg/dl ). Lượng tổng cholesterol không chính xác để đo độ nguy cơ của bệnh tim. Chỉ khoảng phân nửa số người chết vì bệnh tim có lượng cholesterol cao. Nhiều người chết vì bệnh tim lại có lượng cholesterol thấp. Vì vậy bạn không thể dựa vào lượng tổng cholesterol như dấu chỉ chính xác cho bệnh tim.
Một dấu chỉ đáng tin cậy hơn đó là tỉ số cholesterol. Lượng tổng cholesterol bao gồm cả hai lượng cholesterol tốt và xấu. LDL được xem là xấu vì nó là cholesterol tích tụ ở các mô trong cơ thể. HDL được cho là tốt vì nó là cholesterol được loại ra khỏi cơ thể. Vì vậy bạn càng có nhiều cholesterol tốt, thì bạn càng ít nguy cơ bị bệnh tim. Để biết tỉ số cholesterol, bạn lấy tổng số cholesterol chia cho cholesterol tốt (HDL). Ví dụ: nếu một người có lượng tổng cholesterol là 200mg/dl và HDL là 50mg/dl, thì tỉ số là 200 : 50 = 4 . Mục đích của chúng ta là làm sao giữ tỉ số này nhỏ hơn 5 ; tỉ số tốt nhất là 3,2 hay thấp hơn ( xem bảng dưới đây).
Tỉ số cholesterol Nguy cơ
3,2 hay thấp hơn ít
3,3 - 4,9 dưới trung bình
5 trung bình
5,1 hay cao hơn cao
Lý do tổng số cholesterol không là dấu chỉ đáng tin cậy cho nguy cơ bệnh tim vì nó bao gồn cả cholesterol tốt HDL và cholesterol xấu LDL. Bạn không biết mỗi loại là bao nhiêu để làm nên tổng số. Bạn có thể có lượng tổng cholesterol cao mà vẫn thấp nguy cơ vì bạn có lượng HDL cao hơn. Ví dụ:
Lượng tổng cholesterol 320 được xem là rất cao. Tuy nhiên nếu HDL là 80, thì tỉ số là 4, cho thấy nguy cơ dưới mức trung bình.
Nếu lượng tổng cholesterol chỉ có 180, có nghĩa là tự bản thân con số này thường được xem là ít nguy cơ. Nhưng nếu HDL là 32, thì tỉ số là 5,6 , cho thấy nguy cơ ở mức cao.
Vì vậy bạn không thể đơn thuần dựa vào lượng tổng cholesterol. Tỉ số cholesterol mới quan trọng.
Lượng tổng cholesterol khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố kể cả chế độ ăn uống, thuốc men, và lối sống. Tôi đã thấy có người reo vui vì cholesterol hạ xuống khi họ thêm dầu dừa vào thức ăn. Tôi cũng thấy có người lo lắng vì lượng tổng cholesterol tăng lên khi họ bắt đầu dừng dầu dừa. Tại sao cholesterol lại tăng ở người này mà hạ ở người kia? Tôi tin chìa khoá để giải đáp vấn nạn này là dầu dừa có hiệu qủa cân bằng hay bình thường hóa. Nếu lượng tổng cholesterol cao qúa, dầu dừa co khuyng hướng hạ thấp xuống. Nếu nó thấp qúa, dầu dừa có khuyng hướng tăng nó lên. Thế nào là cao, thế nào là thấp thì lại khác nhau tùy theo người. Ví dụ: lượng tổng cholesterol 220 có thể là cao cho người này, nhưng lại là tốt cho người kia. Điều này có thể giải thích tại sao rất nhiều người có cholesterol cao lại không bị bệnh tim, trong khi có người với lượng cholesterol trung bình lại bị nhồi máu cơ tim.
Kết qủa này cũng có thể giải thích sự kiện dầu dừa có khuynh hướng tăng HDL trong hầu hết những ai dùng dầu dừa. Tuy nhiên, tổng số cholesterol có thể tăng. Tổng số cholesterol tăng vì HDL tăng, do đó tỉ số cholesterol giảm. Trong trường hợp này, việc tăng lượng tổng cholesterol có thể là một điều tốt vì nó hạ tỉ số cholesterol, nhờ đó giảm nguy cơ cho bệnh tim.
Một nghiên cứu thú vị đã được thục hiện ở Sri Lanka, nơi mà dầu dừa thông thường được dùng. Mực cholesterolesterol được đo trên những người hàng ngày vẫn thường dùng dầu dừa trong bữa ăn. Những người này được đổi sang ăn dầu thực vật chất-béo-không-bão-hòa-đa ( polyunsaturated vegetable oil). Sau vài tuần họ được đo cholesterolesterol. Đây là điều được khám phá. Khi được chuyển từ dầu dừa sang dầu bắp ( corn oil),
tổng số cholesterolesterol giảm từ 179,6 xuống 146m/dl
LDL (bad) cholesterolesterol giảm từ 131.6 xuống 100,3mg/dl
Hai thay đổi này xem ra tốt, nếu chỉ xem xét riêng chúng, và tỏ dấu rằng dầu bắp vượt xa dầu dừa trong việc ngừa bệnh tim.
Tuy nhiên khi HDL ( tốt ) cholesterolesterol được đo, thì nhận định trên hoàn toàn bị đảo ngược.
HDL (tốt) cholesterolesterol giảm từ 43,4 xuống 25,4mg/dl
là điều không tốt.
Tỉ số cholesterolesterol tăng từ 4,14 (=179,6 : 43,4) lên 5,75 (=146 : 25,4)
là điều không tốt.
Kết qủa của nghiên cứu này chứng tỏ rằng dầu dừa có hiệu qủa vượt xa dầu bắp trong việc giảm nguy cơ gây bệnh tim. Nếu bạn chỉ xem lượng tổng cholesterol như vẫn thường làm, thì điều kết luận sẽ hoàng toàn bị đảo ngược. Khi giải thích số lượng cholesterol, bạn cần xem HDL để có cái nhìn toàn bộ.
Cholesterol của nam giới ở Sri Lanka
Cholesterol Dầu dừa Dầu bắp (mg/dl)
Total 179,6 146
LDL 131,6 100,3
HDL 43,4 25,4
Total/HDL 4,14 5,75
Dầu thực vật không-bão-hòa-đơn và đa được xem là tốt cho tim từ lâu vì nó có khuynh hướng làm hạ lượng tổng cholesterol. Dầu dừa không hạ lượng tổng cholesterol như những loại dầu này nên ít được chuộng dùng. Điều mà bạn biết bây giờ là dầu dừa có hiệu qủa rất tốt cho lượng HDL, có nghĩa là có tỉ số cholesterol tốt.
Trong những thử ngiệm ở bệnh viện bao gồm LDL và HDL và ảnh hương của chúng trên xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim, các nhà nghiên cứu khám phá rằng ngay cả gia tăng một lượng nhỏ HDL có thể giảm số trường hợp nhồi máu cơ tim. Mỗi 1mg/dl HDL được tăng lên, thì giảm 2% - 4% nguy cơ của bệnh tim mạch. Trong nghiên cứu ơ Sri Lanka trên, nhóm dùng dầu dừa có 18mg/dl HDL cao hơn nhóm dùng dầu bắp. Như thế dầu dừa giảm nguy cơ gây bệnh tim vượt xa hơn dầu bắp bằng cách tăng HDL từ 36% đến 72%.
Nghiên cứu so sánh dầu dừa với dầu safflower và dầu đậu nành có có cùng kết quả tương tự. Ngay cho là dầu dừa tăng lượng tổng cholesterol, nó có hiệu quả chắc chắn tốt trên HDL, làm hạ tỉ số cholesterol, và vì vậy giảm nguy cơ gây bệnh tim.
Gía trị của cholesterol
Khi người ta thêm dầu dừa vào thức ăn , lượng cholesterol có thể tăng hay giảm một chút, nhưng trong cả hai trường hợp, HDL của họ thường tăng và nguy cơ cho bệnh tim giảm đi. Sau đây là vài thí dụ.
Trường hợp 1:
Một phụ nữ thêm 1 muỗng canh dầu dừa vào thức ăn mỗi ngày trong 3 tháng.
Cholesterol Trước Sau (mg/dl)
Total 168 187
LDL 96 87
HDL 60 85
Tổng/HDL 2,8 2,2
Tỉ số cholesterol của cô ở mức tốt cả trước và sau khi dùng dầu dừa, nhưng khi dùng dầu dừa lại càng tốt hơn nữa.
Trường hợp 2:
Một bà bắt đầu dùng dầu dừa để giúp hạ cholesterol. Bà thêm một lượng lớn dầu dừa, 4-8 muỗng canh mỗi ngày vào thức ăn trong 2 tháng.
Cholesterol Sau 2 tháng(mg/dl)
Total 271 cao
LDL 168 cao
HDL 94 tốt
Triglycerides 80 tốt
Tổng/HDL 2,9 tốt
Thoạt tiên bà thất vọng khi nhìn hai số đầu. Bác sĩ nói bà nên bắt đầu dùng thuốc hạ cholesterol. Tuy nhiên khi xem kỹ, HDL của bà là 94, và tỉ số cholesterol là 2,9 cho thấy nguy cơ bệnh tim thấp. Bà không còn lo lắng về lượng tổng cholesterol nữa, cũng thấy không cần dùng thuốc hạ cholesterol.
Trường hợp 3:
Một cô trong gia đình có tiền sử cholesterol cao. Người nhà có lượng tổng cholesterol hơn 400mg/dl. Sau một thời gian thêm dầu dừa vào thức ăn lượng cholestrol thay đổi như sau:
Cholesterol Trước Sau (mg/dl)
Total 336 376
HDL 65 120
Tổng/HDL 5,2 3,1
Mặc dù lượng tổng cholesterol rất cao, thực sự nguy cơ bị đau tim của cô lại rất thấp vì tỉ số cholesterol là 3,1. Huyết áp của cô cũng rất tốt : 110/60 .
4-Bạn có thể thích thú khi biết rằng từ lúc tôi dùng dầu dừa hai năm rưỡi qua, lượng cholesterol đã giảm xuống từ mức nguy hiểm, lượng triglycerides cũng xuống. Tôi đã ngừng uống thuốc cho bệnh tim, giảm 24 kg (53lbs), tóc mọc thêm và tóc bạc đã trở lại màu tóc như trước.Vợ tôi giảm 24 kg, con gái tôi giảm 14 kg.
RJ
5-Tôi vừa trở lại từ văn phòng bác sĩ và lượng tổng cholesterol đã giảm từ 260 xuống 180. Bác sĩ của tôi rất mừng. Tôi đã đến với bà hơn 15 năm qua , mỗi lần có kết qủa thử máu là mỗi lần bà quở tôi: “Vẫn luôn cao như vậy”.
Tôi đã luôn dùng dầu olive trong nhiều năm, nhưng bắt đầu dùng dầu dừa trong nấu nướng ( chỉ thỉnh thoảng mới dùng dầu olive). Số triglycerides của tôi giảm từ 187 còn 109.
SA
6-Tôi 51 tuổi, cao 6 feet ( 1m8) , trước khi dùng dầu dừa nặng 221 pounds ( 99kg). Tôi đã thường đi bác sĩ để khám sức khỏe hàng năm. Kết qủa xét nghiệm máu cho biết mức triglycerides là 400, tổng cộng cholesterol là 237, và HDL là 40. Tôi giật mình. Tôi bắt đầu tìm trên internet xem có cách nào giúp cải thiện tình trạng của tôi không, và tôi đã đọc về dầu dừa. Những điều tôi đọc được làm tôi ngạc nhiên vì tôi thường nghe tiếng xấu về dầu dừa cũng như những dầu của vùng nhiệt đới khác. Tôi mua quyển “Dầu Dừa Kỳ Diệu” (The Coconut Oil Miracle) và khám phá ra những tuyệt vời của nó. Tôi không dùng đường chế biến nữa, giảm lượng khoai trắng, giảm ăn bánh mì làm bằng bột mì được tẩy trắng và thay tất cả những loại dầu ăn được hydro hóa bằng dầu dừa. Tôi đã đạt được những kết quả không ngờ. Sau khi theo những hướng dẫn mới này trong 5-6 tuần, tôi đi thử máu lần nữa. Bây giờ tôi cân nặng 197 pounds ( 88kg), triglycerides 85, tổng cộng cholesterol 145, HDL 44. Cám ơn bác sĩ rất nhiều về việc nghiên cứu cũng như bền chí trong việc đưa ra sự thật về những sản phẩm của dừa khi nó đã và có thể vẫn đang chưa được phổ biến.
Trích: “Coconut Cures” by Dr. Bruce Fife
Chuyển ngữ: Kim Tuyến
Tra cứu tên thực phẩm Việt - Anh
- Thịt lợn (pork)
- Thịt bò (beef)
- Thịt bê (veal)
- Thịt dê (goat meat)
- Thịt ngựa (horse meat)
- Thịt chó (dog meat)
- Thịt cừu (lamb)
- Thịt gà (chicken)
- Thịt baba (tortoise meat)
- Thịt ếch (frog)
1. Cá (Fish)
http://www.eagle-state.com/product.html
http://www.manhhatuna.com/html/sanpham.aspx?cateid=26
- Cá Bống (goby)
- Cá Chép (carp)
- Cá Chim (pomfret)
- Cá Chình (ell)
- Cá Chuối/Cá Quả (snakehead)
- Cá Cơm (anchovy)
- Cá Chạch (loach)
- Cá Mè (hypophthalmichthys)
- Cá Mòi (sardine)
- Cá Mú (grouper)
- Cá Hồi (salmon)
- Cá Lăng (hemibagrus)
- Mực (cuttlefish)
- Cá Ngừ (tuna)
- Cá Rô đồng (anabas)
- Cá Rô phi (tilapia)
- Cá Thu (makerel)
- Cá Trích (herring)
Wednesday, May 19, 2010
Lượng calo có trong cá
Cá thật tốt cho bạn giống như mọi thứ xuất phát từ biển. Ngay cả dầu cá cũng chứa nhiều axit béo tốt, cũng như chứa nhiều protein tốt, phospho, sắt, vitamin B và nhiều dưỡng chất khác. Và thậm chí dầu cá cũng chỉ chứa hàm lượng calo dưới mức trung bình. Do đó, để tốt cho sức khỏe và vóc dáng của mình, bạn nên đưa cá vào thực đơn ít nhất là 2 lần mỗi tuần! Sau đây là hàm lượng calo của các loại cá.
Nạc cá
Cá Monkfish 65 calo
Cá Whiting 69 calo
Mực ống 73 calo
Cá meluc 74 calo
Cá tuyết 76 calo
Cá êfin 77 calo
Cá tuyết muối khô 79 calo
Cá bơn Flounder 80 calo
Cá meluc 80 calo
Cá chó Pike 82 calo
Cá bơn Sole 83 calo
Cá rô Pike perch 83 calo
Cá bơn sao 86 calo
Cá đuối 89 calo
Cá có nửa phần là dầu
Cá tráp biển 100 calo
Cá pecca 100 calo
Cá trống Anchovy 100 calo
Cá hồi 108 calo
Cá kiếm 111 calo
Cá bơn halibut 113 calo
Cá chép 115 calo
Cá mòi 118 calo
Cá nhiều dầu
Cá ngừ 149 calo
Cá thu 180 calo
Cá hồi 202 calo
Cá trích 233 calo
Cá chình 281 calo
Cá hun khói
Cá êfin 86 calo
Cá hồi Salmon 150 calo
Cá trích 160 calo
Cá hồi Trout 170 calo
Hải sản
Cua 65 calo
Tôm 65 calo
Tôm hùm 81 calo
Tôm panđan 86 calo
Tôm hùm gai 89 calo
Tôm càng/ tôm rồng 90 calo
Hàu 47 calo
Sò 47 calo
Trai 51 calo
Sò điệp 74 calo
Ốc xoắn 89 calo
Nghêu 168 calo
Thức ăn đã được chế biến và bảo quản
Surimi 110 calo
Cá thu ngâm nước muối 115 calo
Cá trồng ngâm dầu 145 calo
Cá mòi sốt cà chua 150 calo
Cá thu sốt mù tạc 150 calo
Cá thu sốt rượu trắng 160 calo
Cá mòi sốt dầu 200 calo
Cá ngừ sốt dầu 200 calo
Cá phủ bột chiên xù 200 calo
Lượng calo trong thịt
Thịt bò
Nướng rumpsteak = 116 calo, 21g protein và 3.6g chất béo
Thịt xay nướng với 5% mỡ tươi = 125 calo, 20g protein va 5g chất béo
Gan chiên = 132 calo, 21g protein và 5.3g chất béo
Bò quay = 135 calo, 26g protein và 3.4g chất béo
Đùi nướng hoặc chiên = 138 calo, 22g protein và 5.5g chất béo
Bò hầm = 182 calo, 29g protein và 7.3g chất béo
Thịt bò thăn = 202 calo, 24g protein và 11.8g chất béo
Thịt bò nướng trên móc treo= 224 calo, 24g protein và 14.2g chất béo
Thịt cừu non
Thịt chân = 172 calo, 23g protein và 8.9g chất béo
Thịt vai = 193 calo, 22g protein và 11.7g chất béo
Thịt sườn = 248 calo, 23g protein và 17.3g chất béo
Xúc xích mergues (xúc xích ớt Angeria) = 298 calo, 16g protein và 26g chất béo
Thịt heo
Thịt đã lạng xương = 158 calo, 29g protein và 4.8g chất béo
Sườn = 243 calo, 27g protein và 15g chất béo
Thịt quay lạng xương = 246 calo, 28g protein và 15g chất béo
Sườn nướng = 247 calo, 28g protein và 15g chất béo
Thịt xông khói = 300 calo, 14g protein và 27g chất béo
Thịt sườn om = 389 calo, 29g protein và 30.3g chất béo
Thịt gia cầm
Thịt gà nướng bọc trứng và bánh mì rán =115 calo, 22.5g protein và 2g chất béo
Ức gà = 125 calo, 22g protein và 4g chất béo
Thịt gà quay để da = 170 calo, 20g protein và 10g chất béo
Chân gà để da = 226 calo, 26.3 protein và 13.5g
Gà hầm bỏ da = 229 calo, 30.4g protein và 11.9g chất béo
Thịt cừu
Thịt chân = 250 calo, 17g protein và 1.7g chất béo
Thịt sườn = 300 calo, 18g protein và 4g chất béo
Thịt bê
Thịt bê nướng bọc trứng và bánh mì rán = 91 calo, 19g protein và 1.7g chất béo
Thịt bê quay = 116 calo, 26g protein và 4g chất béo
Thịt vai = 244 calo, 29g protein
Thịt thú săn
Thịt nai, hươu = 96 calo, 20g protein và 2g chất béo
Thịt lợn rừng = 104 calo, 21g protein và 2g chất béo
Thịt thỏ = 160 calo, 22g protein và 8g chất béo
Ức vịt = 198 calo, 22g protein và 12g chất béo
Thịt gà lôi = 215 calo, 32.5g protein và 9.4g chất béo
Lượng calo trong thức ăn, nước uống khai vị
Thức ăn nhẹ, thức ăn nhắm nháp, thức ăn cầm tay và đồ uống có thể làm cho giai đoạn khai vị của một bữa tiệc hay một đêm ăn nhà hàng là một tai họa đối với việc ăn kiêng. Dưới đây là tác hại…
Thức ăn để nhắm nháp với mùi vị thơm ngon (mỗi 100g)
Bánh mì mè Bretzels 370 calo
Bắp rang 420 calo
Bánh xốp 430 calo
Bánh qui giòn (cỡ trung bình) 500 calo
Bánh snack pizza 480 calo
Thức ăn rán 480 calo
Bánh bắp giòn 500 calo
Bánh qui tôm he 530 calo
Bánh qui 540 calo
Bánh giòn 560 calo
Các loại hạt (mỗi 100g)
Hạt trộn nho khô 460 calo
Đậu phọng 600 calo
Hạt hạnh nhân xanh 600 calo
Hạt điều 600 calo
Quả hạnh 600 calo
Quả phỉ 600 calo
Hạt hồ đào 600 calo
Các thức ăn cầm tay khác (mỗi 100g)
Ôliu xanh ngâm muối 120 calo
Ôliu xanh ngâm dầu ôliu 180 calo
Ôliu đen ngâm muối 290 calo
Ôliu đen kiểu Hy Lạp 340 calo
Cocktail xúc xích 250 calo
Bánh Canapés 230 calo
Bánh mì kẹp (Vd: kẹp cà chua với phô mai) từ 260 đến 300 calo
Phô mai 275 calo
Bánh mứt ngọt nhỏ 290 đến 330 calo
Thức chấm (mỗi 100g)
Nước sốt mêxicô 40 calo
Tương ớt 40 calo
Sốt Guacamole 200 calo
Sốt Tapenade 260 calo
Thức uống có cồn (một ly)
Rượu cocktail (40ml) 54 calo
Bia (330ml) 150 calo
Rượu sâm banh (ly cao thon, trung bình) 100 calo
Rượu táo (150ml) 50 calo
Rượu vang đảo mađêra (70ml) 50 calo
Rượu martin (80ml) 130 calo
Rượu nho xạ (150ml) 240 calo
Rượu pha hạt anit (40ml) 110 calo
Rượu Pineau (40ml) 50 calo
Rượu pha punch/Rượu pha hoa quả sangria (80ml) 150 calo
Rượu nho (150ml) 80 calo
Rượu Vodka (40ml) 90 calo
Rượu Whisky (40ml) 120 calo
Thức uống không cồn (một ly)
Nước ép trái cây (150ml) 50 calo
Rượu khai vị mùi hạt hồi, không cồn (40ml) 0 calo
Soda dành cho ăn kiêng (150ml) 0 calo
Soda thường (330ml) 130 calo
Nước rau quả ( trung bình 150ml) 30 calo
Nước chanh (150ml) 60 calo
Nước bí (150ml) 30 calo
Nước có gaz hay nước không gaz 0 calo
Hàm lượng calo trong bánh mì
Bánh mì không khiến bạn béo lên mà ngược lại là đằng khác. Trong bánh mì có rất nhiều chất xơ, hydrat-cacbon, vitamin B và khoáng chất. Bánh mì có lợi cho cả sức khỏe lẫn vấn đề giảm cân. Nếu biết lựa chọn thông minh trước những chủng loại bánh mì đa dạng ở các tiệm bánh hay siêu thị thì bạn có thể thưởng thức bánh mì một cách yên tâm! Dưới đây là những con số mà bạn nên biết.
Bánh mì truyền thống
Bánh mì trắng 230 calo
Bánh mì sandwich làm từ bột thô 230 calo
Bánh mì sandwich trắng 275 calo
Bánh mì hamburger 296 calo
Bánh mì làm từ lúa mạch đen 230 calo
Bánh mì làm từ bột thô 235 calo
Bánh mì quê hương (Country bread) 245 calo
Bánh mì gạo lức (Wholegrain bread) 250 calo
Bánh mì vừng 255 calo
Bánh mì cám 260 calo
Bánh mì hạt cây anh túc (Poppy seed bread) 265 calo
Bánh mì hạt lanh (Flax bread) 285 calo
Bánh mì hạt hướng dương (Sunflower bread) 300 calo
Bánh mì đặc sản
Bánh mì nho khô 288 calo
Bánh mì ô liu 308 calo
Bánh mì có nhân 350 calo
Bánh biscuits and bánh mì nướng
Bánh mì nướng làm từ bột thô 370 calo
Bánh biscuit làm từ bột thô 370 calo
Bánh biscuit 388 calo
Bánh mì Thụy Điển 400 calo
Bánh mì nướng 415 calo
Bánh mì nước ngoài
Bánh mì que trắng 270 calo
Bánh mì ngọt hình tròn 270 calo
Bánh mì Vollkornbrot của Đức 226 calo
Bánh mì không men 255 calo
Bánh mì làm từ bột lúa mạch đen thô 270 calo
Bánh mì Ciabatta của Ý 272 calo
Bánh mì ổ dẹp của Hy Lạp 275 calo
Bánh mì kếp 323 calo
Lời khuyên
Lựa chọn bánh mì sandwich có màu thẫm thay cho loại màu trắng, bởi lẽ bánh mì trắng đã qua chế biến thường mất đi hầu hết dưỡng chất của nó (vitamin, khoáng chất và chất xơ). Cẩn thận trước những loại bánh mì đặc sản với chất béo tăng cường (phó mát, thịt lợn muối, quả hạch v.v...), bởi vì chúng thường chứa nhiều calo hơn bánh mì thông thường. Bạn cũng phải đề phòng trước những loại bánh mì nướng sẵn vốn đã được xử lý và chứa thành phần chất béo vốn thường không tồn tại trong bánh mì, cùng với chất phụ gia và rất nhiều muối.
Tuesday, May 18, 2010
Top những thực phẩm dưới 100 calo
Trong thực tế, một bữa ăn nhẹ có thể giúp bạn giữ năng lượng và quan trọng hơn cả là tránh việc ăn quá nhiều trong một bữa, giúp bạn quản lí cân nặng của mình.
Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý đến những gì bạn lựa chọn. Hoa quả, thực phẩm, các sản phẩm sữa, cereal là những lựa chọn thông minh trong việc cung cấp vitmin và chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.
Một vài giờ trước bữa sáng, lượng glucose sẽ giảm và bạn cảm thấy một chút chóng mặt và khó tập trung hơn. Một cốc nước lọc và một chút đồ ăn nhẹ ít calo là một giải pháp tuỵêt vời.
- Một quả trứng luộc và một củ cà rốt = 100 calo. Trứng và cà rốt giúp ngăn ngừa các bệnh về mặt do nồng độ lutein và vitamin A cao.
- 1 quả lê và một miếng pho mai = 100 calo. Lê là loại quả rất khoẻ mạnh do chúng giải toả stress và cải thiện trí nhớ. Các sản phẩm sữa có nồng độ probiotic cao rất tốt cho làn da và mái tóc.
- Một miếng bánh mì lúa mạch đen với phomai và 2 quả sung = 100 calo. Sung là một nguồn tốt chứa kali, chất xơ và canxi. Chúng giúp kiểm soát huyết áp, chữa táo bón và các bệnh về tiêu hoá khác và có thể rất tốt trong việc quản lí cân nặng.
- 100ml sữa chua nguyên chất và nửa cốc cereal và nửa cốc hạt lựu = 100 calo. Lựu rất giàu vitamin A, C, E và axit folic. Một trong những tác dụng về sức khoẻ của nó đó là nó cải thiện khả năng của tim và tuần hoàn máu, ngăn ngừa ung thư. Cereal ít béo, giàu chất dinh dưỡng và chất xơ.
- 28g cháo yến mạch = 100 calo. Yến mạch rất giàu chất xơ. Một suất yến mạch hàng ngày có thể cải thiện tuần hoàn máu và huyết áp, giảm nồng độ cholestorol, giảm khả năng mắc bệnh béo phì, tăng cường năng lượng và giúp bạn với việc ăn kiêng.
- 2 thìa lớn hạt bí ngô = 95 calo. Đây là loại hạt giàu dinh dưỡng nhất, chúng cung cấp cácbo hyđrát, amino axit và axit béo không bão hoà. Nó còn bao gồm vitamin C, D, E, K và phần lớn là vitamin B, giàu canxi, niacin, phosphorus và kali. Hạt bí ngô được biết đến với nhiều lợi ích về sức khoẻ, từ việc chẩn đoán tuyến tiền liệt, suy nhược, ngăn ngừa vi trùng...
- 1 quả táo và 1/2 thìa lớn bơ lạc = 95 calo. Táo có rất nhiều lợi ích như: giảm nguy cơ ung thư, chống các bệnh tim mạch, kiểm soát hen suyễn và việc tiêu thụ hàng ngày có thể giúp giảm nồng độ insulin.
- 1 miếng bánh mì gừng = 95 calo. Bánh mì gừng là loại đồ ăn nhẹ ngọt giàu chất xơ và vitamin, ít calo và chất béo.
- 1 quả chuối nhỏ = 90 calo. Chuối bao gồm chủ yếu chất xơ và đường (glucose, fructose và sucrose), đó là lí do nó có khả năng tăng cường năng lượng vượt trội. Nó cũng bao gồm kali, sắt và vitamin B6. Chuối gúp giảm suy nhược, mất ngủ, táo bón và ngăn ngừa huyết áp cao, cải thiện hệ thần kinh và giữ xương chắc khoẻ.
- 1 cốc nước cà chua = 70 calo. Nước cà chua bao gồm lycopene, một chất chống oxi hoá quan trọng có thể trôgn việc hình thành ung thư. Tiêu thụ cà chua có thể giảm lượng cholesterol và nồng độ đường.
- 1 miếng dưa hấu hoặc 2-3 miếng dưa tây = 60 calo. Dưa hấu giàu lycopene (sắc tố tự nhiên), chất chống oxi hoá và vitamin B tốt cho việc cung cấp năng lượng trong khi dưa tây rất giàu vitamin A (do nó chứa betacaroten), vitamin C, kali và chất xơ.
- 1 quả táo = 52 calo.Táo không hề có chất béo hoặc cholesterol và chúng là nguồn giàu pectin, chất xơ tự nhiên nhất trong tất cả các loại quả, chất xơ giảm các tế bào ung thư, huyết áp cao và là chất chống oxi hoá hiệu quả chống lại các cholesterol xấu.
- 50 g dâu và 50 g phomai = 42 calo. Dâu bao gồm rất nhiều chất dinh dưỡng, và các chất chống oxi hoá. Bên cạnh vitamin C, dâu cũng là nguồn vitamin K và magiê, axit folic, kali, vitamin B5 và B6, đồng, mangan và axit béo omega 3
Theo XINHXINH