Friday, January 21, 2011

Kiêng kỵ khi đặt tên con Tuổi Mão

Để có được thời vận tốt, điều đầu tiên là con người cần có một cái tên hay và hợp với tuổi của mình bởi “danh” có chính thì “ngôn” mới thuận. Theo đó, khi đặt tên cho người tuổi Mão, bạn cần chú ý những điều sau:

Mèo là loài động vật nhỏ, không nên xưng là “đại” hay “vương

Do Mão và Thìn khắc nhau nên khi đặt tên cho người tuổi Mão, bạn cần tránh những chữ chứa bộ Thìn, Long, Bối như: Thìn, Long, Ý…
Mão cũng xung với Dậu, Dậu thuộc phương Tây; do đó, nên tránh những chữ chứa bộ Dậu, Tây, Kê… khi chọn tên cho người tuổi Mão. Những chữ đó gồm: Dậu, Tô, Vũ, Phượng, Diệu, Kim, Hoàng, Ngân, Nhuệ, Cẩm, Kính, Thiết, Trung…
Mèo là loài động vật nhỏ, nếu xưng là “Đại” hay “Vương” sẽ trái với quy luật của tự nhiên. Do đó, những tên có chứa chữ Đại, Quan, Vương sẽ không thích hợp khi đặt cho người cầm tinh con mèo.
Theo văn hóa Trung Quốc, năm Mão được thể hiện bằng hình ảnh con thỏ và con vật này còn được gọi là nguyệt thố. Vì vậy, tên của những người tuổi Mão nên tránh dùng những chữ chứa các bộ Nhật, bộ Dương như: Nhật, Minh, Xuân, Vượng, Tấn, Thời, Hiệp, Tình…
Ngoài ra, khi đặt tên cho người tuổi Mão cần tránh dùng chữ thuộc bộ Nhân như: Nhân, Đại, Tiên, Trọng, Bá, Đán, Liên, Hà, Hựu, Sử, Tuấn, Hiệp, Bội, Giai, Luân, Trực, Tuyền, Nghi, Kiệt, Vĩ, Kiều, Lệ…

Tuổi Mão
Để đặt tên cho con tuổi Mão, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về bản mệnh, Tam hợp hoặc nếu kỹ lưỡng có thể xem Tử Vi (nếu bé đã ra đời mới đặt tên). Có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp cho cha mẹ chọn tên hay cho bé.

Tam Hợp
Tam Hợp được tính theo tuổi, do tuổi Mão nằm trong Tam hợp Hợi – Mão – Mùi nên những cái tên nằm trong bộ này đều phù hợp và có thể coi là tốt đẹp.

Bản Mệnh
Bản Mệnh thể hiện tuổi của con thuộc Mệnh nào và dựa vào Ngũ Hành tương sinh tương khắc để đặt tên phù hợp. Thông thường trên lá số tử vi thì Mão thuộc Mộc, vì vậy các cái tên phù hợp với Thủy, Mộc, Hỏa đều tốt.
Tuy nhiên nếu muốn xem kỹ hơn đối với từng tuổi Mão thì có thể lưu ý bản mệnh theo năm. Cụ thể:
  • Tân Mão: Tòng Bá Mộc (cây tòng, cây bá)
  • Quý Mão: Kim Bạch Kim (vàng trắng)
  • Ất Mão: Đại Khê Thủy (nước khe lớn)
  • Đinh Mão: Lư Trung Hỏa (lửa trong lu)
  • Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (đất trên thành)
Như vậy, với Tân Mão thì mệnh Mộc, Mão cũng thuộc Mộc do vậy có thể chọn tên theo nghĩa Thủy (nước) là tốt đẹp. Nếu bạn cho rằng mèo sợ nước thì có thể chọn bộ Mộc để đặt tên cho con, cũng rất nhiều tốt đẹp.

(Nguồn: meyeucon.org)

Những dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai

Trong thời gian mang thai, việc nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm sẽ giúp hạn chế nguy cơ sảy thai, thai lưu hoặc những tình huống gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Dưới đây là một số dấu hiệu không nên lơ là mà thai phụ cần đi khám ngay:

Chảy máu âm đạo
Nếu bạn chỉ ra một chút máu ở âm đạo trong khi mang thai, điều này không nhất thiết phải quá lo lắng. Tuy nhiên để an toàn bạn vẫn nên nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa để biết chính xác xem bạn đang gặp phải rắc rối gì.
Nếu chảy máu đi kèm với hiện tượng chuột rút hay ra nhiều máu như khi bạn đến kỳ kinh, đây là biểu hiện có nguy cơ bị sảy thai. Bạn cần đi khám ngay trước khi quá muộn.

Nên đi khám thai định kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Đối với phụ nữ đã từng sinh con, thường ít gặp phải những rắc rối như ra một ít máu ở âm đạo (máu thường có màu nâu), hay đau bụng dưới, đau lưng. Tuy nhiên, trong một số ít những trường hợp hi hữu đây là dấu hiệu của việc mang thai ngoài dạ con… Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên bị rỉ máu âm đạo, ra máu sau khi sinh hoạt vợ chồng, đau bụng dưới (thường đau chủ yếu về một bên), kéo theo đau khung xương chậu hay đau vai, rất cần thiết phải đi khám bác sĩ ngay.

Giảm chuyển động của thai
Một trong những dấu hiệu nguy hiểm rõ nhất khi mang thai là tần suất chuyển động của thai giảm – dấu hiệu có thể thai nhi không còn phát triển trong bụng mẹ. Khoảng thời gian trước tuần 20, cảm nhận thai máy thường khá lẻ tẻ. Tuy nhiên, đến tuần 28, các chuyển động hàng ngày của thai nhi rất dễ dàng nhận thấy và người mẹ nên duy trì việc đếm thai chuyển động hàng ngày để đảm bảo không có gì bất thường. Nếu không cảm nhận được 10 chuyển động trong vòng 1 tiếng thì cần lưu ý.

Phù nặng
Phù nhẹ ở chân, mắt cá chân khi mang thai là điều khá bình thường nhưng bất kỳ sưng phù nặng nào đều có thể gây nguy hiểm. Phù nặng, đặc biệt ở mặt và các ngón tay có thể là dấu hiệu sớm của tăng huyết áp.

Rỉ nước ở vùng kín
Nước ối cung cấp dinh dưỡng và giúp bảo vệ bào thai đang phát triển; vì thế, bất kỳ sự rò rỉ nào ở vùng kín cũng có thể là do rỉ ối. Sau tuần 38, sự rò rỉ này cảnh báo thời gian chuyển dạ sắp tới nhưng trước tuần 38, rỉ nước ở vùng kín yêu cầu phải được chăm sóc ngay lập tức để ngăn ngừa nhiễm khuẩn và sinh non cho mẹ.

Đau bụng
Đau bụng nhẹ khi mang thai thường ít được quan tâm vì nó có thể do các dây chằng ở tử cung giãn mạnh. Tuy nhiên, đau bụng nặng, liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể là nguy hiểm. Khi ấy, đau bụng có thể liên quan đến sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc rau thai bị đứt.

Các cơn co thắt sớm
Các cơn co thắt cận kề ngày sinh dự kiến là dấu hiệu vui, báo hiệu sắp sinh nở nhưng co thắt trước tuần 37 có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Nếu các cơn co gây đau, xuất hiện thường xuyên và ngày càng gần nhau, kéo dài hơn thì có thể gây chuyển dạ sớm.

Chấn thương bụng
Bất kỳ chấn thương nào ở bụng khi mang thai, do ngã, tai nạn xe cộ… cần phải được đi khám ngay lập tức. Dù bảo thai được bảo vệ bởi nước ối và các mô ở bụng nhưng chấn thương bụng có thể ảnh hưởng đến tử cung và bào thai đang phát triển.

 (Nguồn: meyeucon.org)

Những điều cần làm khi mang thai

Quá trình mang thai của người phụ nữ chứa đựng rất nhiều sự nguy hiểm. Chỉ cần một sự bất thường nhỏ có thể dẫn đến một hậu quả lớn. Do vậy chăm sóc phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai phải toàn diện, từ dinh dưỡng, tập luyện, khám thai định kỳ, cách dùng thuốc nếu mắc bệnh…

Người phụ nữ cần ăn gì trong thời kỳ mang thai?
 
Khi mang thai, người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng vì thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trẻ giảm phát triển trí tuệ và các bộ phận khác, có thể sinh non hay không có sức lực để “vượt cạn”. Hiện nay, trong suốt quá trình mang thai, một sản phụ sẽ tăng trung bình từ 12 – 15kg.
Do vậy các bà mẹ phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Muốn vậy, các bà mẹ cần cân đối các bữa ăn, nên ăn các loại thực phẩm tươi sống và bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu. Nên uống từ 2 – 2,5 lít nước/ngày. Khi mang thai, sản phụ cần 2.300 – 2.700 calo/ ngày.


Chất đạm: Đây là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Chất đạm có được từ thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, tàu hủ, đậu nành, ngũ cốc…
Đường: cung cấp năng lượng cho mẹ và thai nhi. Chất đường có trong trái cây, cà rốt, sữa, mật ong, ngũ cốc.
Chất béo: giúp cho sự phát triển của tế bào não và cung cấp năng lượng. Não bộ của thai nhi đặc biệt cần sự cung cấp chất béo. Ngoài ra, chất béo còn giúp cơ thể hấp thu một số loại vitamin được dễ dàng:
Vitamin A,D, E và K. Các loại dầu thực vật nên được chú trọng nhiều hơn so với mỡ động vật.
Các vi chất dinh dưỡng: hai chất quan trọng nhất là canxi và sắt. Canxi có nhiều trong sữa, tôm, cua, trứng… Sắt có nhiều trong thịt bò, rau dền đỏ, cải.
Bên cạnh đó cần bổ sung các vi chất khác như kẽm, magiê, iốt trong suốt quá trình mang thai.
Các vitamin A, B, C, D, E… có trong thức ăn tươi như rau, trái cây cũng là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu. Trong một số ít trường hợp có thể uống thêm một viên đa sinh tố nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.

Tuân thủ lịch khám thai
 
Thai kỳ phát triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được tương ứng với 13 tuần. Thời kỳ đầu: từ khi mang thai đến khi thai tròn 3 tháng. Đây là thời kỳ hình thành và hoàn thiện các cơ quan của thai nhi. Trong đó cần làm chẩn đoán độ dày da gáy để có chẩn đoán sớm với các hội chứng về bệnh do nhiễm sắc thể gây ra (bệnh Down). Thời kỳ tiếp theo là 3 tháng giữa, là giai đoạn tăng trưởng, nếu thai chậm phát triển xảy ra trong thời kỳ này thì thường rất nặng. Thời kỳ 3 tháng cuối là giai đoạn tăng trọng, thường xuất hiện những biến chứng của thai kỳ như tăng huyết áp do mang thai, tiền sản giật, chảy máu âm đạo do rau tiền đạo…
Lịch khám thai tùy thuộc vào tuổi thai hay các vấn đề của từng giai đoạn kể trên. Lần khám thai đầu tiên bắt đầu vài ngày sau khi mất kinh hay trễ kinh. Nhất là những người đã từng bị sảy thai trước đó. Đây là lần khám thai rất quan trọng vì chủ yếu tập trung đánh giá sức khỏe của mẹ và xác định vấn đề mang thai.
Sau đó khám thai 4 tuần/lần cho đến khi được 28 tuần. Khám thai 2 tuần/lần khi thai từ 28 – 36 tuần tuổi. Sau đó 1 tuần một lần cho đến khi sinh.
Tuy nhiên, những trường hợp thai kỳ có vấn đề như ra huyết, dọa sinh non, thai suy dinh dưỡng, ối ít, mẹ có bệnh lý… sẽ có lịch khám thai tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Một việc làm quan trọng nữa là các thai phụ cần tiêm phòng uốn ván, phải tiêm đủ 2 mũi để phòng ngừa uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh, mỗi mũi tiêm ngừa cách nhau 1 tháng.
Các bà mẹ cũng tự theo dõi cử động thai, mỗi ngày đếm số cử động thai nhi sau các bữa ăn trong 30 phút (3 lần/ngày). Khi thai nhi ngủ thường không có cử động thai. Thời gian ngủ thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.

Vận động hằng ngày như thế nào?
 
Các cụ xưa kia quan niệm phải vận động nhiều cho dễ sinh hay quan niệm của một số người hiện nay lại kiêng khem vận động quá mức đều chưa đúng. Thai nghén không làm cho người phụ nữ từ bỏ tất cả hoạt động bình thường hàng ngày. Khi mang thai, người phụ nữ vẫn có thể đi làm, tập thể dục buổi sáng, chơi các môn thể thao nhẹ. Riêng các trường hợp dọa sảy thai và những thai phụ có tiền căn sảy thai liên tiếp, thai phụ nên nghỉ ngơi tuyệt đối và có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa. Trong ba tháng đầu và sau tháng thứ 8, hạn chế quan hệ vợ chồng (nhất là không có tác động mạnh) hay những chuyến đi xa, đề phòng sảy thai hay chuyển dạ sinh bất ngờ.

Giấc ngủ và vệ sinh thân thể
 
Trong quá trình mang thai sản phụ nên được ngủ đủ giấc, ít nhất là 8giờ/ngày đêm. Mặc quần áo rộng rãi, tắm rửa mỗi ngày, tránh thụt rửa âm đạo vì đây là thời kỳ dễ xuất hiện nhiều bệnh viêm phần phụ như nấm, viêm âm đạo, âm hộ, viêm đường tiết niệu.
Đánh răng kỹ mỗi ngày, nên đến nha sĩ khám định kỳ từ tháng thứ 5 của thai kỳ để tránh tình trạng sâu răng sau khi mang thai. Tránh để táo bón bằng cách ăn nhiều trái cây, rau, uống nhiều nước và tập thể dục buổi sáng. Không nên uống thuốc nhuận tràng vì sẽ bị lệ thuộc thuốc khiến táo bón trầm trọng hơn.

Dùng thuốc trong thai kỳ
Dùng thuốc trong khi mang thai phải hết sức cẩn trọng. Những người mắc các bệnh lý như các bệnh tuyến giáp, thận, viêm nhiễm nặng, những sản phụ bị hở/hẹp van hai lá, mắc bệnh khớp… phải có sự tư vấn và chỉ định của cả thầy thuốc sản khoa và chuyên khoa khi dùng thuốc. Những người này cần kiểm tra thai nghén nhiều hơn so với người bình thường, trong một số trường hợp đặc biệt cần được điều trị ngoại trú suốt quá trình mang thai.

(Nguồn: meyeucon.org)

Những con số mẹ mang thai cần biết

Rất nhiều tri thức về bảo vệ sức khỏe thời kì mang thai hàm chứa trong những con số mà người phụ nữ mang thai cần phải biết. Hiểu được những con số này tức là đã có thể nằm vững được phần lớn những tri thức bảo vệ sức khỏe của người mang thai. Nó có lợi lớn đối với việc bảo đảm ưu sinh, ưu dục và sinh đẻ được thuận lợi.

Những con số đó là:
1. Thời gian thai nhi sống trong bụng mẹ là 40 tuần, tức 280 ngày.

2. Phương pháp tính thời gian dự tính sẽ sinh con: Ngày đầu của hành kinh lần cuối cộng với 7, tháng cộng với 9 (hoặc trừ 3). Ví dụ: Hành kinh lần cuối vào ngày 10 tháng 3, có nghĩa là 10 + 7 = 17 (ngày). 3 + 9 = 12 (tháng). Vậy ngày 17 tháng 12 là ngày dự tính sẽ sinh con.


3. Thời gian xuất hiện phản ứng có thai: Khoảng tuần thứ 4 mang thai.

4. Thời gian hết phản ứng có thai: Khoảng 12 tuàn mang thai

5. Thời gian kiểm tra trước khi sinh lần thứ nhất: Trong vòng 3 tháng sau khi tắt kinh.

6. Thời gian thích hợp để uống thuốc cho sảy thai nếu phải làm sảy thai: trong vòng 49 ngày sau khi tắt kinh.

7. Thời gian thích hợp dẫn sản ở thời kì giữa: Trong vòng 14 – 18 tuần mang thai.

8. Thời gian cách quãng kiểm tra trước khi sinh: Trong vòng 5 tháng mang thai, cứ 1-2 tháng 1 lần kiểm tra. Sau khi có thai được 6-8 tháng, mỗi tháng kiểm tra 1 lần. Sau khi có thai được 8 tháng, cứ 2 tuần phải kiểm tra 1 lần. Tháng cuối cùng mang thai, mỗi tuần kiểm tra 1 lần. Nếu có tình hình gì đặc biệt cần kịp thời kiểm tra ngay.

9. Trị số thể trọng tăng thêm bình thường thời kì mang thai 10 – 20 kg.

10. Trị số thể trọng tăng thêm bình thường mỗi tuần ở thời kỳ giữa, thời kì cuối mang thai: Cần dưới 0,5kg.

11. Thời gian thai động tự cảm thấy: Từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20 mang thai.

12. Số lần thai động bình thường: Mỗi giờ 30 – 40 lần, không nên thấp dưới 15 lần. Sáng, trưa, tối đều đo thai động, mỗi lần đo trong 1 giờ, đem số lần thai động đo được trong 1 giờ đó nhân với 4.

13. Thời gian phát sinh đẻ non: Trong vòng từ 28 đến 37 tuần mang thai.

14. Số lần bình thường tiếng tim thai: Mỗi phút từ 120 đến 160 lần.

15. Nhiệt độ mức thích hợp cho người mang thai tắm gội: Khoảng 40 độ C.

16. Mang thai quá kì: Vượt quá số ngày dự tính sinh con 14 ngày.

17. Thời gian nhập viện trước thời hạn của những phụ nữ có thai khác thường: Khoảng 1 tuần trước khi đến ngày dự tính sinh con (hoặc theo hẹn nhập viện của bác sĩ).

18. Tiêu chí sắp sinh: Cứ cách 5-6 phút thu co tử cung 1 lần, mỗi lần kéo dài trên 30 giây.

19. Thời gian sản trình: Phụ nữ sinh con lần đầu tiên: Từ 12 giờ đến 16 giờ. Những phụ nữ đã từng sinh con: 6-8 giờ.

Theo BS Nông Thúy Ngọc
(Nguồn: meyeucon.org)

Sự phát triển của bé trong 3 tháng đầu

24 tiếng là thời gian đủ để tinh trùng tiếp cận và thụ tinh với trứng. Từ đây, thai kỳ của bạn bắt đầu cho dù bạn chưa nhận ra nó.
Những điều thú vị khác về thời gian đầu mang thai, từ Motherandbaby:
  • Khoảng 2% trường hợp song thai. Cặp song sinh giống hệt nhau khi một trứng thụ tinh với một tinh trùng, sau đó chia làm hai hợp tử riêng biệt (mỗi hợp tử tạo thành một em bé). Cặp song sinh không giống nhau được hình thành khi hai trứng riêng biệt đồng thời thụ tinh với hai tinh trùng riêng biệt.
  • 4 tuần tuổi, bé có kích cỡ của một hạt giống.
  • Giới tính của con là do chồng bạn quyết định. Tất cả trứng mang nhiễm sắc thể X (nữ), trong khi tinh trùng mang theo một nhiễm sắc thể X hoặc Y (nam). Nếu nhiễm sắc thể X của tinh trùng gặp trứng, đó là một bé gái. Ngược lại, nếu là nhiễm sắc thể Y thì là một bé trai.
  • Khoảng tuần thứ 6, bé đã có nhịp tim dù kích thước của bé chỉ lớn hơn hạt đậu một chút.
  • 7 tuần tuổi, bé đã có 3 vùng não riêng biệt gồm não trước (có trách nhiệm giải quyết vấn đề, lưu trữ kỷ niệm); não giữa và não sau (kiểm soát hoạt động thể chất như thở, nhịp tim, chuyển động cơ bắp).
  • 8 tuần tuổi, bé được định hình thành một bào thai. Nếu siêu âm và đi khám thai tại thời điểm này, nhịp tim của bé được phát hiện và nguy cơ sảy thai chỉ còn 2%.
  • Tuần thứ 10, em bé của bạn có kích cỡ như một hạt đậu Hà Lan nhưng đã có thể nhận ra đôi mắt, tai, mũi và miệng, phân làm 4 chi, cộng với các ngón tay và ngón chân. Bé cũng đã có móng tay nhỏ bé và những chồi cho răng sữa.
  • Cũng ở tuần thứ 10, bé bắt đầu nhạy cảm với những va chạm. Nếu bạn có những cú hích nhẹ vào bụng bầu thì bé cũng vặn vẹo dù những chuyển động này của bé chưa được nhận ra.
  • Nhịp tim của bé là 110-160 lần/phút, hai lần mỗi ngày tim bé đập nhanh như tim người lớn. Tất cả các cơ quan chính gồm tim, phổi, thận, não và ruột được hình thành và có đầy đủ chức năng ở tuần thứ 10.
  • Phản xạ của bé phát triển mạnh hơn vào tuần thứ 12. Nếu bé vô tình chạm tay (hoặc chân) lên mặt mình, đôi môi của bé như thể đang mút, nếu bé vô tình chạm vào mắt, mắt bé sẽ nhấp nháy. Bé 12 tuần tuổi có trọng lượng như một chiếc Ipod.
  • Phần lớn thai phụ có lượng nước ối đầy một chén vào cuối quý I và tương đương một chai rượu vang vào cuối thai kỳ.

(Nguồn: meyeucon.org)

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi phải điều chỉnh để thích nghi với sự phát triển của em bé, bạn có thể sẽ bị buồn nôn, mệt mỏi, đau lưng, thay đổi cảm xúc thất thường, và stress. Chúng đều là những biểu hiện bình thường.


Những thay đổi ở người mẹ
Đây là giai đoạn nhạy cảm và tương đối mệt mỏi với nhiều thai phụ. Do nội tiết trong cơ thể thay đổi nên trong giai đoạn đầu bà bầu dễ mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi,.. gây nên những bất thường cho thai nhi. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn đầu mang thai là điều rất quan trọng và cần thiết với bà bầu.

Mệt mỏi
Nhiều thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng vì đây chỉ là hiện tượng bình thường. Đây là cách cơ thể thông báo với bạn rằng nó cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Sau hết, cơ thể bạn đang phải làm việc rất cực nhọc để phát triển cả một sinh thể mới. Để loại bỏ được cảm giác này bà bầu hãy đảm bảo giấc ngủ 8 tiếng/ngày (ngủ thêm buổi trưa nếu có thể) và loại bỏ những stress ra khỏi tâm trạng để tránh mệt mỏi. Hãy nghỉ ngơi thật nhiều nếu có thể.

Buồn nôn và nôn
Thường được gọi là ốm nghén, triệu chứng buồn nôn và nôn rất thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy có vẻ như triệu chứng này kéo dài mãi mãi, nhưng nó thường sẽ hết sau 3 tháng đầu thai kỳ. Cải thiện tình trạng này bà bầu có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh cảm giác “ngán” đồng thời thai phụ cũng nên cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần (khoảng 8 cốc nước một ngày).

Đi tiểu thường xuyên
Do sự phát triển của thai nhi gây nên sức ép cho bàng quang vậy nên sẽ khiến bà bầu thường xuyên buồn tiểu. Điều này là dấu hiệu bình thường, nhưng sẽ là bất thường nếu thai phụ đi tiểu kèm theo cảm giác đau rát, lẫn máu trong nước tiểu và phải đi thăm khám ngay nếu bà bầu nào gặp hiện tượng như thế.

Nhiễm virus cúm
Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn cần tránh để mắc các bệnh nhiễm virus như cúm, sởi vì có thể gây những bất thường cho thai nhi. Nếu bị cúm, bà bầu tuyệt đối phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc.

Tăng cân nhẹ
Trong vòng 3 tháng đầu, chỉ số cân nặng của bạn sẽ tăng lên một ít, khoảng nửa kg mỗi tháng.

Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Dinh dưỡng và ăn uống
  • Cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và con.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ăn đồ ăn cũ, đồ ăn chưa chín.
  • Không sử dụng những đồ chứa caffein, cồn, nicotin…
  • Ăn những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, axit folic, vitamin D, sắt, canxi…
  • Tránh những thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol, hoặc có thủy ngân (cá mập, cá kiếm)

Thuốc và vitamin
  • Cần uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý điều trị khi có bệnh.
  • Có thể uống các loại thuốc vitamin tổng hợp để bổ sung, nhưng nên tham khảo kỹ hoặc hỏi bác sĩ trước khi uống. Không nên lạm dụng.
  • Không sử dụng thuốc Đông y nếu không hiểu rõ loại thuốc.
  • Lưu ý các loại thuốc sử dụng trên mặt, thuốc nhuộm tóc vì nó có thể thấm vào mạch máu tới thai nhi

Trang phục
  • Ăn mặc thoải mái, thoáng mát, tránh các loại quần áo bó, chặt.
  • Tránh sử dụng giầy cao gót.
  • Đồ nội y cũng cần rộng rãi, dễ hút ẩm.

Siêu âm
  • Siêu âm để kiểm tra sức khỏe và phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi
  • Siêu âm để phát hiện song thai, đa thai

Sảy thai
Nguy cơ xảy thai cao vào 12 tuần đầu tiên. Phụ nữ mang thai cần tránh lao động nặng nhọc hoặc tiếp xúc với chất độc hại

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu
Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai không bị cấm, nhưng trong 3 tháng đầu thai kỳ nguy cơ sảy thai khá cao, do vậy nên hạn chế quan hệ vào giai đoạn này hoặc phải hết sức thận trọng. Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận của thai nhi, bánh rau, buồng ối bắt đầu phát triển.

Tập thể dục
Tập thể dục trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hỗ trợ trọng lượng thai nhi khỏe mạnh và cải thiện sức khỏe tinh thần. Đi bộ hoặc tập aerobic nhẹ nhàng là những bài tập thể dục được khuyến khích đối với các bà bầu.

(Nguồn: meyeucon.org)

Mang thai tháng thứ 3

Sau thời kỳ buồn nôn và ói mửa, bạn hiện giờ phải đối mặt với những thay đổi đang diễn tiến từng ngày. May mắn thay, những trở ngại nhỏ không mong muốn của ba tháng đầu tiên sẽ dần biến mất.

Lần siêu âm đầu tiên.
Đây là lúc tiến hành lần siêu âm đầu tiên, vốn thường diễn ra từ tuần thứ 12 của thời kỳ mang thai. Kỹ thuật này giúp bạn xác định ngày đứa bé được thụ thai, bởi lẽ mọi phôi thai đều có cùng kích thước trong giai đoạn này. Ngoài ra, việc siêu âm còn giúp phát hiện những đặc điểm dị thường của đứa bé nếu có.


Sự phát triển của bé
Trong tháng này, kích thước của bé sẽ tăng lên gấp ba. Tế bào thần kinh phát triển, khung xương tiếp tục hình thành và các khớp cũng bắt đầu có chức năng: các ngón tay có thể cong lại, nhưng chưa một chuyển động nào ở đây được điều khiển bởi não bộ. Con của bạn không còn là phôi thai nữa mà đã trở thành bào thai. Các giác quan phát triển, mắt xuất hiện đúng vị trí và có mí mắt che bên ngoài. Miệng bắt đầu khép lại, môi được định hình và hai cánh mũi cũng xuất hiện. Bé bắt đầu chuyển động nhiều hơn và hệ thống bú cũng phát triển. Đứa bé bây giờ có thể dài tới 10 cm và nặng chừng 40-50 g.

Chọn nơi sinh
- Suy nghĩ nghiêm túc về địa điểm bạn sẽ hạ sinh (ở bệnh viện, trong một đơn vị sản khoa thuộc bệnh viện hoặc thuộc cộng đồng, trong một trung tâm sinh sản độc lập hoặc sinh tại gia). Sau đó, khẳng định sự lựa chọn của mình với bà đỡ.

Sức khỏe của bạn
- Nếu vẫn còn hút thuốc thì bạn nên dừng ngay lập tức nếu muốn tránh những biến chứng có thể xảy ra cho việc mang thai. Bất kỳ bác sĩ nào cũng nói rằng thuốc lá sẽ gây hại cho bào thai. Việc hút thuốc có thể gây ra hiện tượng sinh non, hạ thấp mức độ phát triển dạ con (chiều dài và trọng lượng), tạo ra những biến dạng như sứt môi hay hở hàm ếch, cũng như hiện tượng đau bụng sau sinh. Dù rất khó để bỏ thuốc thì bạn cũng không thể phó mặc sức khỏe của đứa bé – và sức khỏe của chính bản thân mình. Có rất nhiều dịch vụ hỗ trợ có thể giúp đỡ bạn.
- Nếu mang thai có bệnh lý thì bạn cần được giám sát chặt chẽ hơn nữa. Bạn sẽ được khuyên không nên gắng sức và phải nằm lỳ trên giường để tránh hiện tượng sẩy thai hay sinh non. Hãy ghi nhớ rằng rất nhiều phụ nữ phải sinh non, một yếu tố có thể dẫn đến những vấn đề sau này, nên phải hết sức thận trọng.
- Để đảm bảo sức khỏe và niềm hưng phấn cho mình lẫn cho người bạn đời thì bạn không nên hạn chế quan hệ tình dục. Xét cho cùng thì đứa bé bạn đang mang trong bụng là minh chứng của tình yêu! Đừng thờ ơ trước những cử chỉ thân mật cho dù bạn đang mang thai. Hãy tiếp tục chuyện ấy với nhau: điều đó rất quan trọng. Niềm khát khao của bạn sẽ gia tăng trong suốt 3 tháng đầu tiên, nhưng cảm giác đó sẽ trở lại bình thường trong tháng thứ tư.
- Nếu bị chảy máu một ít sau khi làm tình thì điều đó hoàn toàn bình thường. Hiện tượng đó gây ra do dương vật tiếp xúc với cổ tử cung vốn đang rất yếu trong thời kỳ mang thai. Bạn cũng có thể bị chứng co thắt bụng sau khi đạt được cực khoái do cơ thể tạo ra oxytocin và tiền liệt tuyến tố vốn cũng hiện diện trong khi sinh nở.
- Cố gắng dành thời gian cho bản thân. Bạn cần phải nghỉ ngơi, bởi lẽ với những thay đổi đang diễn ra thì bạn đang trở nên yếu hơn và nhạy cảm hơn. Bạn đôi lúc sẽ cảm thấy buồn bã, nhưng đừng tự mình đối mặt với hoàn cảnh đó. Hãy yêu cầu người bạn đời ở cạnh mình trong suốt giai đoạn này.

Chế độ ăn uống của bạn
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối. Buộc bản thân phải ăn ngay cả khi bạn đang cảm thấy buồn nôn. Điều này rất quan trọng để giúp đứa bé không bị suy dinh dưỡng. Đừng quên rằng đứa bé nhận dưỡng chất của nó từ chính bạn!
- Nên ăn ít nhất một loại trái cây và rau trong mỗi bữa ăn, nhưng đảm bảo rằng là bạn đã rửa sạch chúng. Bạn không cần phải ăn thực phẩm bổ sung trừ khi chế độ ăn uống chưa đủ cân đối.

Tận hưởng khoảng thời gian đặc biệt
Hãy vượt qua những căng thẳng và nỗi buồn để đứa bé có thể phát triển trong điều kiện tốt nhất. Hãy luôn sống vui vẻ cùng với gia đình và bạn bè xung quanh. Hãy tận hưởng khoảng thời gian đặc biệt này và tỏ ra hạnh phúc với lần siêu âm đầu tiên. Nửa kia của bạn sẽ quan tâm hơn đến bạn, nhận thức của anh ấy đối với tiến trình mang thai sẽ tăng lên gấp 10 khi lần đầu tiên được nhìn thấy đứa bé trong hình ảnh trắng đen.


(Nguồn: meyeucon.org)

Mang thai tháng thứ 2

Giờ thì bạn đã biết mình đang mang thai và đã trải qua tất cả những bước kiểm tra cần thiết. Sau đây là những điều bạn phải nghĩ đến trong tháng thứ hai mang thai.

Hẹn gặp bác sĩ trước tuần thứ 12.
  • Bạn sẽ trải qua bước kiểm tra cơ bản để bác sĩ/bà đỡ cảm nhận dạ dày của bạn, lắng nghe tim thai và cân đo chiều cao lẫn cân nặng của bạn.
  • Bạn sẽ được đo huyết áp, thử máu và lấy mẫu nước tiểu.
  • Bạn có thể được siêu âm lần đầu tiên ở bệnh viện hoặc phòng khám sản khoa.
  • Bạn sẽ được hỏi thăm về những lần mang thai trước đây, tiền sử sẩy thai hay nạo thai, ngày có kinh cuối cùng, nếp sống và tiền sử bệnh lý của gia đình.
 

Quá trình phát triển của đứa bé
Hệ thống thần kinh, phổi, gan, bụng và tuyến tụy phát triển rất nhanh. Xương sống và thận bắt đầu hình thành, những cơ bắp đầu tiên, với chức năng giúp bé vận động, cũng đã tạo hình. Các giác quan như thần kinh thị giác, tai, lưỡi và chóp mũi tiếp tục định hình và có thể nhìn thấy thông qua kỹ thuật siêu âm. Nhưng phôi thai vẫn chưa thể nghe hoặc nhìn. Trái tim nhỏ bé của con bạn mới chỉ có 2 ngăn trong giai đoạn này, một ở bên trái và một ở bên phải. Vào cuối tháng thứ hai, phôi thai dài khoảng 3 cm và nặng từ 2 – 3 g.

Những bước kiểm tra cần tiến hành
  • Hẹn gặp bác sĩ để siêu âm lần đầu.
  • Hỏi bác sĩ và bà đỡ những thủ tục cho phép bạn được nhận thuốc và chăm sóc răng miễn phí.

Sức khỏe của bạn
- Nếu ốm nghén thì bạn hãy uống một ly nước khi bụng đang đói và cố gắng ăn sáng nhẹ trong khi đang nằm trên giường. Sau đó, chờ khoảng 15 phút trước khi ngồi dậy. Uống trà gừng hoặc trà cúc La Mã thay cho trà thường hoặc cà phê.
- Nếu mỗi ngày đều gặp phải những triệu chứng như trào huyết, tiểu tiện liên tục, căng ngực, ợ nóng, đau đầu, nóng vội, chảy máu cam, ngứa hay nôn thì những liệu pháp nhẹ nhàng như phép vi lượng đồng cân có thể giúp ích cho bạn mà không gây hại cho đứa bé.
- Đến gặp bác sĩ nếu bạn tiết ra chất có mùi thối hoặc có màu xanh lục.
- Nếu mệt mỏi và có thể ngủ suốt cả ngày thì một giấc ngủ trưa dài 20 phút sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe.
- Hơi thở và nhịp tim của bạn có thể sẽ tăng lên. Nếu hiện tượng này xảy ra thì bạn hãy bình tĩnh, nhưng đừng rơi vào trạng thái thiếu cảnh giác.
- Triệu chứng co thắt vùng bụng là điều bình thường và không nên nhầm lẫn với sự co thắt bàng quang. Hãy nghỉ ngơi và hít thở thật sâu.
- Tập luyện những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hay thậm chí nhẹ nhàng hơn như thể dục nhịp điệu, yoga và khiêu vũ.
- Uống ít nhất 1.5 lít nước mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Chế độ ăn uống của bạn
- Ưu tiên thức ăn tươi hơn thức ăn đông lạnh và ăn những loại thực phẩm đa dạng. Ăn nhiều protein, một thành phần thiết yếu cho sự phát triển cơ bắp của đứa bé. Gia tăng lượng hấp thụ calo bằng những thực phẩm giàu tinh bột thay vì thức ăn ngọt mà bạn luôn cảm thấy thèm muốn. Tránh ăn quá nhiều chất béo, đường hay muối.
- Để duy trì thể trạng và sức khỏe tốt, bạn phải chú ý đến vấn đề tăng cân, lý tưởng nhất là từ 10 – 12 kg trong 9 tháng (có thể ít hơn nếu bạn khá mập và nhiều hơn nếu bạn khá gầy).

Làn da của bạn
Chăm sóc cho da để giảm thiểu những vết rạn da, một hiện tượng bình thường nhưng không thể thay đổi. Chọn những loại dầu và kem chống rạn da được chế tạo đặc biệt cho phụ nữ mang thai, tất nhiên là an toàn khi sử dụng, theo đúng định nghĩa.

Những nỗi lo lắng
- Trong suốt thời kỳ mang thai, bạn thường cảm thấy nghi ngờ, tâm lý dễ biến đổi và có những nỗi thèm khát kỳ lạ. Người bạn đời của bạn cần phải tỏ ra yêu thương, dịu dàng và thông cảm.
- Bạn sẽ sợ hãi trước những thay đổi trong cơ thể của mình, sợ gặp biến chứng hay sợ sinh ra một đứa trẻ bất thường. Những nỗi sợ hãi này đều rất bình thường và các bà mẹ tương lai vẫn hay đối mặt.
- Đừng sợ việc phải kể lại những nỗi lo lắng này với bà đỡ hay ai đó gần gũi với mình: họ có thể giúp gia tăng sự tự tin, củng cố quyết tâm và giúp xoa dịu những nỗi sợ hãi của bạn.

Điều gì sẽ đến trong tháng thứ 3?
 
Bé yêu của bạn sẽ có sự phát triển vượt bậc từ phôi thai trở thành bào thai, khung xương bắt đầu hình thành và khớp bắt đầu có chức năng… Bạn cũng nên đi khám siêu âm lần đầu và tham gia chương trình sàng lọc trước khi sinh để tầm soát dị tật của thai nhi. Ngoài ra hãy luôn thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt tốt và tiếp tục theo dõi những gì sẽ đến trong tháng thứ 3.

 (Nguồn: meyeucon.org)

Mang thai tháng đầu tiên

Dù sẽ bắt gặp một số dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai nhưng bạn sẽ không thấy bộc lộ điều đó một cách vội vàng. Trong tháng đầu tiên này, rất nhiều thay đổi sẽ diễn ra và bạn cần phải chú ý ở một số điểm.

Khẳng định việc mang thai
Phép thử thai bằng dụng cụ mua ở hiệu thuốc cho kết quả chính xác lên đến 99%. Thuận lợi chính của phép thử này là cho bạn biết kết quả tức thì. Hãy tiến hành thử thai sau khoảng 10 ngày tính từ ngày có thể thụ thai hoặc vài ngày sau thời điểm cuối cùng có kinh nguyệt (ít nhất 3 ngày sau đó).


Ngoài ra, bạn có thể nhờ bác sĩ tiến hành thử máu, cách duy nhất để đạt được độ chính xác lên đến 100%. Tuy nhiên, bạn cần phải đợi để lấy kết quả.

Sự phát triển của bé
  • Trứng được cấy trong lớp đệm của tử cung.
  • Vào khoảng 4 tuần, con của bạn đã có tim và bụng: đây là điểm khởi đầu của quá trình khởi tạo cơ quan (sự phát triển của những bộ phận chính).
  • Tay chân vẫn chưa thể nhìn thấy trong thời kỳ này.
  • Các giác quan bắt đầu phát triển và đứa bé được xem là phôi thai, cho dù nó vẫn chưa có mũi hay miệng.
  • Trong giai đoạn này, con của bạn sẽ trôi nổi trong một túi ối, được gắn liền với phần bên ngoài của trứng nhờ vào sự phát triển của dây rốn.
  • Cuối tháng thứ nhất, kích thước của con bạn sẽ vào khoảng 2 đến 5 mm.
  • Có khoảng 20% phụ nữ bị sẩy thai trong tháng thứ nhất. Những dấu hiệu sẩy thai bao gồm sự chấm dứt của những cảm giác tồn tại khi mang thai, sự mất máu liên tục (dù không liên quan gì đến tình trạng chảy máu từng hồi, một hiện tượng vốn dĩ bình thường).
  • Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn bị chảy máu.

Những bước kiểm tra cần tiến hành
Bạn toàn quyền quyết định việc mình sẽ sinh con ở đâu, chính vì thế, hãy bắt đầu suy nghĩ về bệnh viện hay phòng sản khoa yêu thích của bạn ngay từ bây giờ. Một khi đã quyết định xong thì hãy thông báo cho bà đỡ và bà ấy sẽ đăng ký giúp bạn.

Sức khỏe và chế độ ăn uống
  • Bạn nên tránh những môn thể thao quá sức hay thể thao có va chạm để hạn chế nguy cơ sẩy thai (trượt tuyết, võ thuật, cưỡi ngựa, v.v…) Bạn cũng nên tránh những chuyến hành trình dài bằng ô tô.
  • Nếu nghiện thuốc lá và vẫn chưa bỏ thì đây chính là lúc thích hợp để bỏ.
  • Giảm lượng tiêu thụ cà phê và trà.
  • Tránh những thức uống có cồn nặng, cho phép bản thân nhâm nhi một ly rượu vang hay champagne nhỏ.
  • Chế độ ăn uống cân đối và đa dạng sẽ giúp bạn cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của phôi thai và cho chính nhu cầu của bạn.
  • Tránh những loại pho mát chín-xốp, mềm, chẳng hạn như pho mát camembert; pho mát viền xanh, chẳng hạn như pho mát Stilton; và pho mát chưa tiệt trùng nếu KHÔNG phải làm từ sữa bò, mục đích là tránh nguy cơ nhiễm khuẩn hình que. Những loại pho mát cứng như pho mát Cheddar, pho mát mềm và pho mát đã qua xử lý như pho mát Cottage đều có thể ăn được.
  • Trong ba tháng đầu tiên, bạn cần rất nhiều vitamins và khoáng chất. Hãy hỏi thăm lời khuyên từ bà đỡ của bạn.
  • Bạn sẽ cảm thấy mỏi mệt: hãy dành thời gian để vận động.
  • Nếu bị đau đầu và/hay buồn nôn, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống thuốc, bởi lẽ có rất nhiều loại thuốc bị cấm hoặc không được khuyến khích sử dụng trong thời gian mang thai.
  • Nếu bị chảy máu nướu răng thì hãy đến gặp nha sĩ.

Những đứa con khác
Nếu có những đứa con khác thì hãy kể với chúng về em bé mà bạn đang mang trong bụng và hãy làm điều này từ sớm! Trẻ con thường rất nhạy cảm và sẽ biết được sự thay đổi lớn sắp sửa diễn ra nhờ bản năng. Hãy giúp chúng đón nhận sự thay đổi này thay vì không bận tâm đến chúng – chúng sẽ không hiểu lý do vì sao mình lại bị gạt bỏ như vậy. Dù muốn chờ đến lần siêu âm đầu tiên để cảm thấy chắc chắn về việc mang thai của mình thì bạn cũng nên kể cho những đứa con khác nghe về tin tức tốt lành này để chúng chuẩn bị.

Điều gì sẽ đến trong tháng thứ 2?
Tháng tiếp theo sẽ là một giai đoạn mới trong sự phát triển của bé và đặc biệt quan trọng bởi hệ thống thần kinh và các bộ phận tối quan trọng của cơ thể bắt đầu hình thành; cùng với đó bạn sẽ phải đối mặt với triệu chứng ốm nghén đấy, hãy có sự chuẩn bị chu đáo bắt đầu từ tuần thứ 6.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu


Tháng đầu tiên Tháng thứ 2 Tháng thứ 3
Trứng được thụ tinh, phôi thai hình thành nhưng dấu hiệu mang thai chưa rõ ràng. Thai nhi chỉ dài từ 2-5mm. Phôi thai có sự phát triển về hệ thống thần kinh và các bộ phận trong cơ thể. Dấu hiệu mang thai rõ ràng hơn. Cuối giai đoạn này phôi thai dài 2-3cm và nặng 2-3g.

- Tuần thứ 8: 1,6cm – 1g
- Tuần thứ 9: 2,3cm – 2g
    Tế bào thần kinh và khung xương phát triển toàn diện hơn, đặc biệt là các giác quan. Phôi thai có sự chuyển hóa thành bào thai và thai nhi có thể nặng tới 40-50g.

    - Tuần thứ 10: 3,1cm – 4g
    - Tuần thứ 11: 4,1cm – 7g
    - Tuần thứ 12: 5,4cm – 14g
    - Tuần thứ 13: 7,4cm – 23g
    - Tuần thứ 14: 8,7cm – 43g


      (Nguồn: meyeucon.org)

      Mang thai nên kiêng gì (rau, củ, quả)

      Nói chung là phụ nữ mang thai nên tránh ăn các chất quá nóng và quá lạnh, không tốt cho thai nhi - nhất là trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên.
      Ví dụ như:
      Nước dừa, rau má, rau răm, rau ngót, nước mía, ngải cứu, bột sắn dây, mực tươi, ...

      - Đu đủ xanh
      Các nhà nghiên cứu cho rằng chất mủ có rất nhiều trong đu đủ xanh đã tác động theo cách “nhái” với tác động của prostaglandin và oxytocin, là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ.
      Cũng đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh thường chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sẩy thai.
      Phụ nữ ở Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka đã dùng đu đủ như là một phương cách tránh thai truyền thống, do vậy có nhiều khuyến cáo rằng nếu đang có thai hoặc đang chuẩn bị để có thai, tốt nhất không nên ăn đu đủ, nhất là đu đủ xanh.

      - Măng
      Trong măng (đặc biệt là măng tươi) có độc chất gọi là glucozit sinh acid xyanhydric, khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Thế nhưng acid xyanhydric lại hòa tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng, cho nên để phòng tránh ngộ độc, nên đun sôi măng kỹ và rửa sạch trước khi chế biến thành món ăn.
      Măng ăn rất ngon, tuy nhiên trong măng có nhiều độc tố nên không tốt cho cơ thể đặc biệt là phụ nữ có thai, bởi vì phụ nữ có thai đã thường bị nhức, đau lưng rồi ăn măng sẽ càng nhức thêm. Bên cạnh đó, măng cũng không cung cấp được nhiều chất bổ như các loại thực phẩm khác.
      Đang có thai thì ăn măng vẫn được nhưng bạn nên hạn chế ăn, khi nào thấy thèm lắm thì hãy ăn một ít và nên luộc bỏ nước nhiều lần (khoảng 2 lần) rồi hãy chế biến để loại bỏ bớt độc tố.

      - Rau chân vịt
      Mục đích của phụ nữ có thai ăn rau chân vịt là nhận được nhiều chất sắt, đề phòng thiếu máu (do thiếu sắt) trong thời kỳ mang thai. Có người cho rằng ăn được càng nhiều rau chân vịt thì càng ít nguy cơ bị thiếu máu. Kỳ thực không phải như vậy. Một nghiên cứu mới đây tại Nhật Bản cho thấy, rau chân vịt làm tình trạng thiếu máu nặng thêm. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axít trong cỏ, làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm.

      - Khoai tây
      Trong khoai tây lại chứa một độc tố gọi là solaninne (chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật. Có kết luận cho rằng, phụ nữ mang thai có khuynh hướng di truyền nhất định và mẫn cảm với chất kiềm sinh vật, ăn 44,2 - 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng. Mà chất kiềm sinh vật trong khoai tây không thể tiêu giảm hoàn toàn qua quá trình chế biến thông thường như ngâm nước, xào, luộc...
      Cho nên phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc ăn ít khoai tây là tốt nhất.

      - Đậu tương, đậu nành
      Một nghiên cứu mới trên động vật của Viện Hopkins đã làm dấy lên câu hỏi liệu ăn đậu tương khi mang thai có gây ra sự bất bình thường ở cơ quan sinh sản cũng như thiểu năng tình dục ở các bé trai hay không? Tốt nhất là chúng ta tự nên tránh vì đậu tương có thể là an toàn, nhưng đối với thai nhi hoặc trẻ em, chúng ta vẫn chưa đủ thông tin về độ an toàn của nó.

      - Đậu phộng (lạc)
      Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú ăn đậu phộng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này.
      Nghiên cứu mới đây của một nhóm các nhà nghiên cứu Canada thuộc bệnh viện Ste Justine (Montreal) cho biết: ăn đậu phộng trong thời gian mang thai và cho con bú không tốt cho sức khỏe của em bé.
      Kết quả cho thấy việc ăn đậu phộng trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần. Ngoài ra, việc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.
      Bộ Y Tế VN cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh ăn đậu phộng, nhất là nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng như hen, eczema hay sốt vàng da.

      - Gừng, ớt
      Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày

      - Quả nhãn
      Theo đông y, quả nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa bởi vậy sẽ có hại cho thai phụ, gây tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa.
      Phụ nữ khi có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lương huyết an thai, nếu lúc này ăn long nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7, 8 tháng, càng phải kiêng ăn long nhãn.
      Thế nhưng, sản phụ sau khi sinh con mà ăn long nhãn hoặc uống nước long nhãn thì lại rất tốt. Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với long nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt.
      Nếu sản phụ có hiện tượng phù nhẹ, uống nước long nhãn còn có tác dụng điều trị tích cực - cách ăn phải kết hợp với sâm style rồi hấp lên ăn. Cũng có thể hầm gà với một chút long nhãn... Tất cả đều có lợi cho việc điều dưỡng đối với người sức yếu.

      - Quả Sơn trà (Táo mèo)
      Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học,  quả táo mèo làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non ở thai phụ.

      - Quả đào
      Quả đào có vị ngọt, tính nóng cho nên, nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Hơn nữa vì nó có độc tính, có thể gây sảy thai (nhất là trong 3 tháng đầu tiên). Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

      - Nước dừa
      Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai bà bầu không nên uống nước dừa bởi mặc dù có tác dụng tốt nhưng nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến thai nhi.
      Khi bước qua tháng thứ 5, bà bầu có thể bắt đầu uống dừa đều đặn hàng ngày, có thể uống thay nước lọc và cần đảm bảo duy trì lượng nước đủ trong ngày. Nước dừa sẽ bổ sung lượng chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể bà bầu, có tác dụng tốt cho ối thai phụ.
      Dừa là loại quả rất giàu clorua, kali, và magiê, giúp điều chỉnh huyết áp, nhanh chóng giải tỏa cơn khát và có lợi cho đường ruột của bà bầu. Khi uống nước dừa nhiều, bà bầu sẽ tránh được các bệnh táo bón và viêm đường tiết niệu.

      - Dưa hấu ướp lạnh
      Các chuyên gia cho rằng, bà bầu có thể ăn dưa hấu vì dưa hấu cung cấp dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Trong thời gian đầu của thai kỳ, dưa hấu có thể giúp các bà bầu giảm bớt mệt mỏi, loại bỏ cảm giác nôn nao, ốm nghén.
      Trong những ngày cuối thai kỳ, bà bầu thường mệt mỏi với chứng phù nề và huyết áp tăng cao hơn bình thường.. Dưa hấu giúp lợi tiểu, giảm phù nề, giảm huyết áp, giúp bà bầu lấy lại trạng thái cân bằng trong cơ thể. Bên cạnh đó, dưa hấu còn giúp kích thích tuyến sữa, có lợi cho mẹ và bé sau này.
      Tuy nhiên, ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác đụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.
      Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.

      Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu

      Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi các giai đoạn sau, đồng thời cũng là lúc cơ thể mẹ biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con mình. Có rất nhiều thắc mắc trong giai đoạn này, đặc biệt là vấn đề ăn uống dinh dưỡng, dưới đây là những thông tin cơ bản giúp cho các bà bầu có sự chuẩn bị tốt nhất về dinh dưỡng.

      Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
      • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
      • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
      • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
      • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
      Trong 3 tháng đầu, bạn chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể:

      - Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo:
      • Đối với những người khỏe mạnh và đủ chất, có thể tăng khẩu phần ăn so với thông thường, nhưng chưa cần tăng quá nhiều.
      • Đối với những người gầy yếu, cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.
      - Ăn những thực phẩm giàu chất xơ.
      - Uống nhiều nước: lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 1,5 lít.
      - Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. 
      - Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:
      • Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
      • Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…
      • Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…
      • Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.
      Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.

      Những gì nên tránh?
      • Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.
      • Các loại nước giải khát công nghiệp, soda…
      • Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường
      • Tránh ăn mặn khi mang thai
      • Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay
      • Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu
      • Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…
      • Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
      • Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
      • Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch

      (Nguồn: meyeucon.org)

      Monday, January 10, 2011

      Zucchini Bread

      Đây là bài học đầu tiên của lớp làm bánh.
      ...
      Học đã lâu lâu mà lười viết dễ sợ.

      Sunday, January 9, 2011

      Cẩm nang nội trợ tháo vát và có tâm hồn (7)

      CHƯƠNG 7- Ý TƯỞNG TẠO SỰ RỘNG RÃI TRONG CHI TIÊU GIA ĐÌNH

      7-1 Dùng tiền như thế nào?

      7-1-1 Để tiêu tiền tiết kiệm được
      - Trong những cuốn tạp chí phụ nữ bày ở hiệu sách, những bài viết về chi tiêu gia đình được đăng tràn ngập các trang. Với gia đình nào, vấn đề tài chính cũng quan trọng, là vấn đề quan tâm lớn nhất. Nhưng, nhìn qua các cuốn tạp chí đó, có những bài “Cách tiết kiệm triệt để” “cách tiết tiệm tiền ăn” “ý tưởng tiết kiệm cho được vạn Yên mỗi tháng” như vậy, thì tôi cảm thấy hơi lo lắng.

      Nghĩ về tương lai, tôi hiểu tâm lý muốn tiết kiệm tiền bạc từ bây giờ, nhưng, tiết kiệm để làm gì, và tiết kiệm bao nhiêu, những kiến thức cơ bản không có, chỉ có mỗi tiết kiệm, tiết kiệm tìm mọi cách tiết kiệm. Một cuộc sống tằn tiệm, chi li tới từng đồng 1 Yên, chắc chắn đời sống tinh thần sẽ cực kỳ nghèo nàn. 生活が精神的に貧しいものです。. Tự lúc nào đánh mất cái quan trọng nhất trong cuộc sống, đó là sự phong phú về tâm hồn. Tôi lo lắng về điều đó.

      Tôi nghĩ rằng, phải chú ý tỉ mỉ tới việc tiết kiệm tiền ăn. Ăn uống, là việc quan trọng nhất cho một con người. Cần có một sự cân bằng về dinh dưỡng, không quá xa hoa, cũng không quá tằn tiệm; bữa ăn mà cả gia đình đều ăn uống đầy đủ, đó mới là quan trọng. Cơ bản là duy trì cơ thể khỏe mạnh trong suốt cuộc đời. Vậy nên, tiết kiệm tiền ăn cách tùy tiện, để lo cho tương lai, là điều không chắc chắn, rồi sẽ có ngày đổ bệnh.

      7-1-2 Lịch sử kế toán gia đình ở nhà tôi
      - Có những thứ quan trọng hơn tiền- Tôi lập gia đình năm 1947. Nước Nhật vừa hết chiến tranh, kinh tế chưa phục hồi. Chồng tôi làm trong công ty đóng tàu. Lương tháng hay bị muộn, cuộc sống không hề vui vẻ chút nào. Sau đó, nền kinh tế Nhật bước vào thời kỳ phát triển vũ bão. Chồng tôi là nhân viên ngành kỹ thuật, thỉnh thoảng lại chuyển chỗ làm (trong cùng 1 công ty nhưng phải di chuyển tới các cơ sở khác nhau trên toàn quốc), công việc bận bịu hơn, nhưng thu nhập vì thế cũng ổn định hơn. Chồng tôi là con trưởng trong gia đình có 6 anh em. Khác với thời nay, hồi bấy giờ mà là con trưởng, đối với bố mẹ cũng như đối với các em, là người phải gánh vác trách nhiệm cả về kinh tế và tinh thần. Chính vì vậy, cần phải chi rất nhiều khoản. Nhưng tôi chưa bao giờ khổ sở về điều này. Người không câu nệ tiền nong như tôi, đã cố gắng xoay xở trong phạm vi có thể.

      Nhà tôi còn tiêu tốn rất nhiều vào tiền học cho con cái. Không phải là tôi nhằm vào trường học đắt nhất cho các con đi học. Mà là ngược lại, khi vào thời kỳ phải nghĩ tới việc cho con học lên, tôi và chồng tôi đã băn khoăn “có nên cho con vào trường học nổi tiếng” hay không. Tất cả bạn bè đều cho con đi học phụ đạo thêm, hướng vào những trường đó.

      Vợ chồng chúng tôi nghĩ “chọn trường nào có quan điểm giáo dục rõ ràng tốt hơn là những trường nổi tiếng, hay của Tokyo ”, nên tôi đã gửi 2 con du học ở “học viện tự do”. Học viện tự do là trường học được nữ nhà báo Hani Motoko thành lập năm 1921, bằng cách đào tạo nhất quán (từ mẫu giáo tới đại học) đào tạo nên những con người thời đại nào cũng cần, nơi nào cũng cần. Đây là một trường rất tốt, con trẻ được học về sự quan trọng khi làm một con người.

      7-1-3 Cuộc sống chỉ dựa vào lương hưu của tôi
      - Như trên tôi nói, thì gia đình tôi là gia đình có nhiều khoản chi. Nhưng cho tới tận thời điểm này, xây nhà 2 lần, bây giờ vẫn chưa 贅沢 ぜいたくgọi gì là thoải mái, nhưng cả hai vợ chồng tôi đều sống khỏe, và đáng mừng là rất bình an. Cũng vì một phần là do chồng tôi có thu nhập ổn định, cần phải chi dùng thì có để chi dùng, ngoài ra là trong giới hạn vun vén của tôi.

      Bây giờ vấn đề lương hưu thường xuyên được thời sự nhắc đến. Nếu chỉ sống vào lương hưu công khai, thì bất an... nhiều người lo nghĩ như vậy. Vợ chồng tôi sống bằng lương hưu công đã 20 năm rồi, tuy không có cuộc sống dư dật thoải mái, nhưng, chúng tôi vẫn có thể đi xem biểu diễn âm nhạc, đi du lịch và sống những ngày tháng phong phú về tâm hồn.

      Về tiền bạc, cũng có nhiều bí quyết khôn khéo chi tiêu, và tôi thấy vui. Thời đại có thay đổi, thì cách suy nghĩ cũng như nhau cả thôi, tôi nghĩ vậy. Khủng hoảng kéo dài, tài chính gia đình khó khăn. Nhưng với thu nhập ít ỏi, càng phải có phương châm sống rõ ràng. Đó mới là điều quan trọng. Với một sự khôn khéo nho nhỏ, bạn cũng có thể tích lũy được một phần, và nhìn thấy ánh sáng cuộc đời chứ, phải không?

      7-1-4 Thu nhập thấp chả có gì phải xấu hổ
      - Thời buổi hiện nay, là thời buổi người ta hay ưu tiên đánh giá giá trị bằng giá trịn kinh tế, cho mọi thứ. Những ai không có dư dả về kinh tế, giá trị của họ dễ bị đánh giá khắt khe hơn. Nhưng có tiềm lực kinh tế, hay không, thực ra là chẳng liên quan gì đến giá trị của bản thân người đó. Vì vậy, hoàn toàn không có chuyện vì kinh tế khó khăn mà phải xấu hổ.

      Vào mùa thu tới, sẽ có buổi “học về kinh tế gia đình” ở “hội bạn bè toàn quốc”, giảng ở một số nơi trong nước. Ở đó có dạy cách ghi sổ chi tiêu gia đình, và cơ sở kế toán gia đình. Hội viên và người tự do đều có thể tham dự khóa học.

      Ở đó, sẽ giới thiệu ví dụ ngân sách chi tiêu sang năm của các bạn trong hội, Nhưng ban đầu, có những người mới vào hội nói với tôi “Cháu ngạc nhiên quá. Thu nhập của gia đình mình mà nêu ra công khai cho mọi người biết”. Tôi nói “Sao lại không? Có phải vì thu nhập nhiều, hay thu nhập ít mới gọi là thu nhập chính đáng đâu. Đây là hội bạn bè mà”. Trong khóa học, luôn luôn công bố thu nhập, ngân sách công khai của của người giảng bài. Tôi lúc nào cũng có thể để ngỏ sổ kế toán gia đình mình được. Sống chân thực chính đáng, thì kinh tế dư dật hay eo hẹp cũng đều không liên quan gì tới giá trị của bản thân người đó.

      7-1-5 Trước tiên nắm rõ khoản thu nhập của mình
      - Để làm kế toán gia đình, trước tiên bạn phải hiểu rõ nguồn thu chi của gia đình mình. Trước đó nữa, là phải biết thu nhập của gia đình mình.

      Trái với chúng ta tưởng, có rất nhiều người không biết rõ khoản thu nhập chính xác của gia đình mình. Ví dụ một gia đình nhân viên công ty. Thường tiền lương được chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng. Nhưng ít có chị vợ nào trả lời được câu hỏi “có biết thu nhập của gia đình mình là bao nhiêu không?” . Nếu có biết thì cũng chỉ là số liệu tiền lương của chồng, hoặc là số liệu chưa ghi cộng thêm tiền làm thêm của vợ.

      Thu nhập, là tổng số tiền mà gia đình đó thu được. Nếu chồng là nhân viên công ty, đó là khoản tiền ghi ở mục đầu tiên trong bảng lương chi tiết của anh ta. Là khoản tiền trước khi trừ thuế, trừ bảo hiểm, và các khoản đóng góp khác. Có một chị vợ về nhà kiểm tra ngay bảng lương chi tiết của chồng, “Là một khoản khổng lồ, tôi giật cả mình. Từ khoản đó, tiền bảo hiểm, tiền thuế sẽ bị khấu trừ nhỉ?”. Từ việc biết thu nhập của gia đình, sẽ biết nhiều việc khác nữa.

      7-1-6 Chú ý, thu nhập càng nhiêu, chi tiêu cũng càng nhiều
      - Điều cần phải chú ý, lại là các gia đình có thu nhập cao, nhiều hơn là các gia đình có thu nhập thấp. Thu nhập thấp thì phạm vi chi tiêu cũng giới hạn trong những khoản nhất định, nên không có hiện tượng chi tiêu quá. Nhưng, nhà có thu nhập cao, lại có nhiều khoản chi tiêu hơn. Nên mới phải chú ý.

      Trong các gia đình có vợ đi làm, phát sinh các khoản chi bắt buộc như tiền ăn trưa của vợ, tiền quần áo mặc đi làm của vợ, tiền đi lại. Đó là bắt buộc, đành phải chi rồi. Nhưng, ngoài ra còn có tiền để tiêu tự do cho vợ. “Tôi đi làm được mà, không sao”, thường mọi người nghĩ vậy, và ít khi quản lý.

      Để tăng thu nhập, chị vợ mới đi làm thêm, thì cuối cùng các khoản chi cho chị ấy có khi còn lớn hơn cả thu nhập chị ấy làm được. Đó chính là lý do mà các gia đình thu nhập kép (cả 2 vc đều đi làm) không tích lũy được tiền.

      Có việc làm là một điều tuyệt vời. Thế nhưng, cũng chính vì có việc làm nên tiêu tiền cũng thoải mái hơn, cuộc sống nhìn chung là được thả lỏng hơn, và dễ ほうらつ 放埓 phóng đãng hơn. (hé hé, gọi phóng đãng nghe ghê)

      7-1-7 Hiểu rõ các khoản chi
      - Thực ra tôi là người thích mua sắm, thường là mua sách thôi, nhưng cứ thấy quyển nào “hay hay” là lại bỏ tiền mua béng. Nếu nó nằm trong phạm vi kế toán gia đình thì không sao. Nhưng cái dở, là những khoản chi “bất an”. Dù là khoản nhỏ thôi, nhưng nhiều lần làm ảnh hưởng đến cái gốc kế toán gia đình mất.

      Làm thế nào để nắm rõ những khoản chi? Đầu tiên, ghi ra giấy tất cả các khoản chi. Tôi dùng cuốn sổ kế toán gia đình mà ở mỗi ngày có ghi các khoản chi rõ ràng. Có nhiều người nghĩ “ghi thì ghi, chứ khoản nào chi vẫn phải chi” hoặc là “ghi làm gì mất thời gian”. Nhưng thực ra, ghi chỉ mất cùng lắm 10 phút thôi. Ghi ra, sẽ thấy nhiều điều. Còn hơn cảm giác cứ như mình bị lừa.

      Khi các con còn nhỏ, cứ nghĩ mua quà bánh cho con vui, nhưng sau này thì thấy đó là khoản không cần thiết. Mỗi khi như vậy, tôi ghi gạch chân dưới dòng chi tiêu đó, như là cái phanh hãm mình lại.

      Hoặc là, Có một chị ghi lại khoản chi như tôi hướng dẫn nói “Hôm đó, tôi nghĩ chỉ có đi chợ ở siêu thị đấy thôi, thế mà, lúc về còn ghé hiệu sách mua tạp chí, đặt mua hàng qua mạng, nộp tiền đóng góp cho con, nghĩ ra là một khoản to đùng, tôi giật cả mình”.

      Một khi bạn thử điều chỉnh lại, sẽ thấy mình hiểu rõ toàn bộ chi tiêu gia đình hơn, đó là bước đầu tiên.

      7-1-8 Tránh ra khỏi “sổ lớn”
      - Chỉ ghi các khoản chi ra thôi thì chưa hiểu rõ kế toán gia đình được. Có nhiều cách ghi sổ kế toán gia đình, nhưng hầu hết mọi người chỉ ghi các khoản chi, tổng cộng số chi, thế là xong. Nếu vậy thì đây chả khác gì “cuốn sổ lớn”. “Sổ lớn” này, ngày xưa, các thương gia hay ghi các phiếu tính tiền khi bán được hàng. “Sổ lớn” không ghi rõ khoản mục chi, mà ghi theo ngày tháng bán hàng, để quản lý tiền hàng thu về. Thế thôi.

      Để làm tốt kế toán gia đình, ngoài việc ghi rõ các khoản mục chi, còn phải phân loại và tính tổng theo năm, để nhìn nhận một cách tổng quát. Đó mới quan trọng.

      Hiện nay ngoài thị trường có rất nhiều loại sổ kế toán gia đình, mỗi loại có một đặc trưng riêng. Tôi thì ko ngại loại nào, nhưng quan trọng là phải có thể tính tổng theo năm các khoản chi được. Khi đã nắm rõ thu nhập, ngân sách, và các khoản chi sẽ lên được kế hoạch chi tiêu trong năm đó.

      7-1-9 Cảm giác thích thú vì có thể dự tính được chi tiêu gia đình

      7-1-10 Bước đầu tiên để nắm rõ tổng thu nhập

      7-1-11 Tiết kiệm bao nhiêu thì được?
      1 phần thu nhập “luôn luôn đóng cửa” để tiết kiệm là khoảng 6% thu nhập- Chúng ta đã hiểu rõ khoảng tiền có thể tiêu tự do là bao nhiêu. Tới đây, là phần “tiết kiệm”. Nếu bạn nghĩ tiết kiệm là phần còn thừa ko dùng đến thì cất đi, thì sẽ chẳng bao giờ tiết kiệm được gì. Mà phải xác định ngay từ đầu, số tiền tiết kiệm là bao nhiêu, phần còn lại mới là để chi tiêu sinh hoạt.

      Vậy chứ tiết kiệm bao nhiêu thì được? Tùy theo thu nhập của mỗi gia đình, và cách sống khác nhau sẽ có mức tiết kiệm khác nhau. Đó là điều đương nhiên. Tôi lấy ví dụ điển hình gia đình một nhân viên công ty như nhà tôi thì tiết kiệm như thế nào.

      Đây là nội dung của cả một cuốn sách. Cuốn này được viết đã lâu, sách đã ngả màu, rất cũ rồi. Nếu xem trong phụ lục, bạn sẽ thấy nó được xuất bản năm 1928. Đó là cuốn sách xuất bản từ trước khi tôi ra đời, tôi được mẹ tôi tặng cho. Tôi đã quyết định số tiền tiết kiệm của mình như sau

      Lập kế hoạch tiết kiệm 20% thu nhập.

      Trong 20% đó, một nửa (10%) là để tiết kiệm, một nửa (10%) sẽ gồm : mua bảo hiểm (3%) tiền dự bị (6%) chi phí công cộng (1%).

      Tức là 10% thu nhập để dành cho tương lai sẽ mua nhà, hoặc cho con đi học, đây là khoản tiền trích ra cất đi hàng tháng. Tôi gọi đây là khoản tiền “luôn đóng cửa”, là khoản tiết kiệm dài kỳ.

      3% là để mua bảo hiểm. Ngày xưa chỉ 3% thôi, nhưng hiện nay đa phần mọi người dùng mức 5-10% để mua bảo hiểm.

      6% cho dự bị, dành khi thăm hỏi hiếu hỉ, con ốm đau, là khoản tiền “chỉ ngỏ cửa một chút”. Khoản tiết kiệm này nếu tích được nhiều nhiều (tức là ít phải dùng đến) thì giảm dần tỉ lệ tiết kiệm xuống.

      Và 1% chi phí công cộng là đặc điểm nổi bật nhất trong kế toán gia đình của bà giáo Hani Motoko (người sáng lập học viện Jiyu gakuin). Đó là khoản tiền dành cho xã hội, như là “quyên góp cho hội chữ thập đỏ”, hoặc là ủng hộ các hiệp hội tình nguyện.

      10% sau “cánh cửa luôn đóng” và 6% sau “cánh cửa để ngỏ một chút” tôi để trong những tài khoản ngân hàng riêng biệt, khác nhau.

      7-1-11 Bắt đầu tiết kiệm một phần thu nhập, sẽ thấy yên tâm
      - Có nhiều người lo nghĩ khi tiền tiết kiệm không đủ, hoặc là cảm thấy tương lai bất ổn nếu không tiết kiệm hơn nữa. Thế nhưng, nếu bạn tính toán sẵn trong đầu như phần trên tôi trình bày, trích từ thu nhập ra những khoản tiết kiệm riêng biệt đó, thì không có gì đáng lo lắng nữa.

      Thời gian dài trôi qua, cũng có chuyện này chuyện khác xảy ra, không phải luôn như ta dự trù, song, không phải dùng cách tùy tiện đối phó mà đặt ra mục tiêu tiết kiệm 10% hay 20% rõ ràng, thì kế toán gia đình sẽ được xác định cụ thể và thực tế hơn.


      7-1-12 Tiền tiết kiệm lớn bằng thu nhập của 1 năm, như vậy nếu có bất trắc thì cũng không hề hấn gì
      - Chúng ta hãy nhắm mục tiêu số tiền tiết kiệm bằng một nửa thu nhập của 1 năm. Còn nếu tiết kiệm được số tiền bằng thu nhập của 1 năm, thì đó là con số lý tưởng. Cuộc sống của vợ chồng mới cưới, khi có con, đóng tiền học... cuộc sống có thay đổi như vậy, để cuộc sống tương lai ổn định, phải có một khoản tiền tiết kiệm bằng ít nhất nửa năm thu nhập, sau đó hàng năm tích cóp thêm, đạt đến con số mục tiêu bằng 1 năm thu nhập.

      Nhất là trong tình hình kinh tế biến động bất ổn như hiện nay, có nhiều khả năng, mất thu nhập, giảm thu nhập, mất việc... Kể cả trong những trường hợp biến động xấu như vậy, giới hạn thấp nhất, là nửa năm thu nhập, bạn có trong tiết kiệm thì có thể tạm ổn trong thời gian chờ khả năng mới. Khoản tiền này gọi là Tiền dự trữ sinh hoạt. Phòng khi công ty đuổi việc, hoặc bỏ việc cty để khởi nghiệp riêng, thì khoản tiền này lúc đó cực kỳ có tác dụng. Có nhiều người nghĩ “Có một khoản tiền tiết kiệm như vậy rồi chả phải lo nghĩ gì nữa, chỉ việc nghĩ cho những việc sắp tới thôi”.

      7-1-13 Đầu tiên là trích tiết kiệm đã, rồi chi tiêu cho sinh hoạt trong phần còn lại
      - Nếu bạn thực hiện đúng cách, là trích sẵn phần thu nhập để tiết kiệm ra, rồi mới chi tiêu sinh hoạt, thì khoản tiền tiết kiệm sẽ tăng lên đều đặn trong tài khoản. Nếu là gia đình nhân viên công ty, dùng hệ thống tiết kiệm tự động (chế độ tiết kiệm nội bộ cty) cũng được. Cũng có thể dùng chế độ “tích lũy” của ngân hàng cũng được (tức là, hàng tháng, vào ngày nhất định, ngân hàng tự động rút một khoản tiền đã định từ khoản tiết kiệm thông thường, chuyển vào tài khoản tiết kiệm định kỳ).

      Nếu bạn nghĩ, “cứ tiêu dùng cho sinh hoạt đi, còn thừa thì cho vào tiết kiệm” thì sẽ chả tiết kiệm được đồng nào đâu.

      Đầu tiên là phải quyết xem mức tiết kiệm là bao nhiêu, đầu tháng là trích luôn khoản đó khỏi thu nhập có thể tiêu. Rồi chi tiêu sinh hoạt hàng ngày mới dùng trong khoản tiền còn lại sau khi đã trích để tiết kiệm.

      7-1-14 Thu nhập có tăng cũng vẫn giữ mức chi tiêu hiện tại
      - Vào mỗi dịp cuối năm, lại là thời kỳ suy nghĩ cho kế toán gia đình mình trong năm tiếp theo, với phương châm “năm tới, sống bằng đúng với dự toán ngân sách như năm ngoái mới được”. Nhân viên công ty có tăng lương định kỳ, lương được tăng lên từng chút một. Nhưng, bạn hãy coi như không có phần tăng đó, vẫn chi tiêu dùng như năm trước, phần được tăng thêm đó hãy cho vào tiết kiệm.

      Vì cuộc sống của chúng ta tương đối ổn định, năm sau không khác với năm trước là mấy. Vì thế, khoản chi cũng ko tăng lên, vẫn sống với mức sống như năm vừa qua cũng không có gì bất ổn, năm mới có thêm tiền tiết kiệm càng vui hơn.

      Chứ lương vừa tăng, mọi người hay có xu hướng tăng các khoản chi lên, cho cuộc sống thoải mái hơn. Nhưng nếu cho phần tăng đó vào tiết kiệm, thì bạn mới dư dả. Gần đây, có nhiều công ty trong tình trạng không tăng lương trong nhiều năm liền. Vì vậy, không có phương pháp nào để ai cũng có thể thử.

      Nhưng nếu như chồng của bạn được tăng lương, bạn cũng nên nghĩ trước với khoản lương tăng thêm đó sẽ xử lý như thế nào.

      Tóm tắt. Khoản tiền được tiêu tự do – Khoản tiết kiệm = Tiền chi sinh hoạt

      Tiền chi sinh hoạt gồm những khoản sau đây

      1- Tiền ăn : Thức ăn chính, rau cỏ, gia vị

      2- Tiền chiếu sáng: Điện, gas, dầu hỏa, pin

      3- Tiền ở: Tiền nhà thuê, tiền nợ ngân hàng, tiền quản lý nhà, tiền tu sửa nhà, tiền nước, tiền bảo hiểm tai nạn nhà, tiền góp quĩ tổ dân phố, tiền điện thoại, tiền mua dụng cụ lau rửa nhà, tiền nồi niêu, tiền mua đồ gia dụng

      4- Tiền mặc: tiền mua quần áo, giầy dép, bột giặt, thuốc tẩy, giặt khô, đồ ngủ

      5- Tiền học: Học phí, tiền sách vở, tiền học thêm, tiền mua đồ chơi, tiền mua dụng cụ học tập

      6- Tiền đi lại: Tiền gửi hàng, tiền mua đồ qua mạng, tiền tàu tiền xe

      7- Tiền giáo dưỡng: mua báo, giấy vở, tiền thu sóng TV

      8- Tiền thư giãn: đi du lịch, thăm quan

      9- Tiền y tế: tiền khám, tiền thuốc, dầu gội đầu, dầu xả, dầu tắm, giấy vệ sinh, bỉm giấy, bàn chải răng, son phấn, thuốc nhuộm tóc, tiền cắt tóc

      10- Tiền tiêu vặt (職業費)- Tiêu vặt cho vợ, tiêu vặt cho chồng, tiền tàu xe đi làm

      11- Tiền đặc biệt: Tiền mua quà tặng bố mẹ đôi bên, tiền đi dự đám hiếu hỉ, tiền về thăm quê, tiền mua bảo hiểm nhất thời (để đi về quê), lặt vặt khác (不明金)

      12- Tiền ô tô: Nợ mua ô tô, tiền xăng, tiền bảo hiểm xe, tiền sửa xe, tiền trả phí đường cao tốc, tiền học lấy bằng lái xe

      Mỗi khoản mục chi tiêu có tên gọi theo từng nhà, hạch toán vào những khoản lớn nào, tùy thuộc vào các gia đình khác nhau có sự khác nhau. Có điều, khi đã đặt tên khoản chi và liệt vào khoản lớn nào, thì nên giữ nguyên như vậy không đổi qua đổi lại giữa các tháng, các kỳ.

      7-1-15 Lập kế hoạch chi tiêu
      - Bạn có thể ước lượng các khoản chi trong ngân sách gia đình mình trong năm tới, bằng cách chia ra các khoản chi sinh hoạt. Lên kế hoạch chi tiêu tốn công sức, nên “kế hoạch lên rồi mà vẫn chi ngoài dự tính” hay “cứ phụ thuộc vào kế hoạch chi tiêu, mất hết cả tự do”. Nhiều người nghĩ như vậy. Nhưng với người lập kế hoạch chi tiêu 40 năm nay, tôi thấy, ngược lại, tôi hiểu rõ những khoảng chi tiêu của mình, và có thể nghĩ “mình có bằng này thôi” thay vì ngán ngẩm chán chường nghĩ “mình có mỗi bằng này”, tôi thấy mình tự do thoát khỏi bất an “không biết có đủ tiền không đây”..

      Nếu chỉ nêu cao tinh thần “tiết kiệm, tiết kiệm” còn không biết tiết kiệm bằng nào, như thế nào thì bạn sẽ không cảm thấy yên tâm được. Bạn luôn sống trong thấp thỏm về sự eo hẹp tài chính như vậy, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống của bạn. Càng có kế hoạch dự toán chi tiêu, bạn càng cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

      7-1-16 Điểm lưu ý khi lập kế hoạch chi tiêu
      Những điểm cần lưu ý khi bạn lên kế hoạch chi tiêu là những điểm sau đây:

      1- Không tiết kiệm tiền ăn- Cơ bản là mỗi ngày ăn đủ 3 bữa. Cần ăn đầy đủ chất, đảm bảo sức khỏe. Vì đây sẽ là “đường vòng ngắn nhất”. Không được nghĩ “các con còn nhỏ, ăn ít thôi cũng được”, ngược lại phải cho trẻ ăn thức ăn từ sữa nhiều hơn cả phần của người lớn nữa, vì trẻ cần bổ sung nhiều canxi.

      2- Lên danh sách các khoản mục chi tiêu (như phần trên tôi đã liệt kê)

      3- Tính tổng các khoản ước lượng, và điều chỉnh cho cân đối.- Các khoản nên lưu ý điều chỉnh là “tiền mặc”, “tiền giải trí”. Tiền mặc là khoản thể hiện nguyện vọng mong muốn nhất cũng nên. Đầu năm, viết danh sách những món áo quần muốn sắm như “comple cho chồng” “áo váy đi làm cho vợ” chẳng hạn. Khoản lưu ý tiếp theo là “tiền giải trí”. Có nhiều nhà tiết kiệm quá, cho khoản này bằng 0. Nhưng nếu thế, cuộc sống thiếu đi sự mềm dẻo. Hoặc ngược lại, “nhà người ta đi du lịch nước ngoài, nhà mình cũng phải đi mới được” kiểu này lại là xa xỉ quá. Bạn lên kế hoạch chi tiêu sao cho ko quá xa xỉ, vẫn vui, mà lại không tốn kém nhiều. Khi các con tôi còn bé, tôi đã không lên kế hoạch mua giày cho con, đó là một thất bại của tôi. Vì tôi đã bỏ qua tình huống, giày chưa hỏng mà chân con tôi đã to ko đi vừa nữa, ko hạch toán khoản tiền mua giày thay thế vào kế hoạch chi tiêu. Hoặc là, khi tiền học của các con cần nhiều, thì tôi đã điều chỉnh tiền mua quần áo. Nhưng chịu đựng chỉ có thời, không ai chịu đựng vĩnh cửu được. 

      7-1-17 Kế toán gia đình nên cùng làm với cả gia đình
      - Ở Nhật, người lớn nhiều khi không nói chuyện tiền nong với con mình. Bố mẹ có khó khăn thế nào thì cũng không liên quan đến con, nên họ không nói làm cho con trẻ cũng lo lắng theo. Cũng có thể là do tập quán văn hóa không nói về chuyện tiền nong nhiều. Hoặc là, khi còn sống chung với bố mẹ chồng tôi, nếu tôi nói thẳng “Năm nay, hơi khó khăn, nên mẹ chịu khó không mua áo mới nhé” thì con tôi cũng nghe thấy. Không phải vì trẻ con mà con không hiểu đâu, càng là trẻ con, suy nghĩ càng sâu sắc đấy!



      (Nguồn: webtretho - bản dịch của balasat)

      Cẩm nang nội trợ tháo vát và có tâm hồn (6)

      CHƯƠNG 6 - Ý TƯỞNG VỚI QUẦN ÁO

      6-1 Thuật xếp dọn quần áo đơn giản- Dùng lượng ít quần áo tốt
      6-1-1- 1000 Yên 3 áo phông có rẻ không?- Có nhiều người nói “Tôi rất vụng sắp xếp quần áo. Nhất là lúc giao mùa, phải thay tủ quần áo thì đến là khổ”. Hay là “Dọn dẹp quần áo là phiền toái nhất, thế mà lúc đi đâu lại không có quần áo để mặc”. Cũng có nhiều người nói “mua tùy tiện” 衝動的に しょうどう theo bản năng, cảm hứng chứ ko định trước”. Ví dụ như khi đi chợ, tình cờ gặp dịp bán hạ giá, 1000 Yên 3 chiếc áo phông, thì nghĩ “Cái gì mà rẻ thế này. Cứ mua sẵn đấy sẽ có lúc mặc đến”. Chả cần mặc đến, mà giá rẻ thế này, cũng không gọi gì là “tốn” cả. Hoặc đem tặng ai đấy cũng được. Cứ mua cái đã”. Nhưng mua như vậy, có gọi là hời không? Kết cục là chả mặc cái nào trong số đó, chỉ có mất thời gian và công sức lôi nó ra rồi lại cất nó vào. Chúng ta hãy thử nghĩ xem mình cần loại quần áo gì, dùng chúng như thế nào xem sao!

      6-1-2 Quần áo đủ dùng cho 1 năm của tôi là 64 chiếc- Những bạn nghĩ rằng mình “không biết xếp dọn quần áo” hãy thử kiểm lại số quần áo mình có xem sao. Chắc các bạn sẽ nhận ra, đó là một con số không nhỏ phải không? Mua về rồi, sẽ phải giặt, phải có chỗ cất, phải lấy ra dùng đúng với thời tiết, tốn công sức lắm đấy! Có càng nhiều quần áo, càng tốn thời gian và công sức, vì vậy, nếu giảm số lượng quần áo bạn có xuống, sẽ tiết kiệm được công sức của mình. Nói là số lượng ít quần áo, nhưng cũng phải đủ dùng hài hòa với thời tiết, không gian dịp này lễ nọ. Tôi cũng muốn biết chính xác số lượng cần phải có, nên có một hôm, tôi đã đem ra đếm và ghi lại. Tôi tự kiểm xem trong sinh hoạt của mình, thường sẽ phải đi những đâu, số lượng quần áo cần thiết bao nhiêu là đủ. Và tôi đã tìm ra số lượng quần áo cần trong 1 năm của tôi là 64 chiếc. Số lượng quần áo cần thiết sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi, hoàn cảnh của mỗi người. Tôi chỉ nêu ra ví dụ của riêng cá nhân tôi để các bạn dễ hình dung và tham khảo.
      Áo khoác dày Mặc quanh năm- 3 cáiMặc hè - 0Mặc đông - 3 cái Tổng cộng 6 cái
      Áo lễ phục (mặc dịp hiếu/ hỉ/ lễ) Mặc quanh năm – 2 cáiMặc hè - 1 cáiMặc đông - 1 cái Tổng cộng 4 cái
      Mặc khi đi ra ngoài Mặc quanh năm – 15 cáiMặc hè - 8 cáiMặc đông -12 cái Tổng cộng 35 cái
      Mặc trong nhà Mặc quanh năm – 3 cáiMặc hè - 3 cáiMặc đông - 2 cái Tổng cộng 8 cái
      Áo len Mặc quanh năm – 0Mặc hè - 0Mặc đông - 4 cái Tổng cộng 4 cái
      Áo khoác mỏng Mặc quanh năm – 1 cáiMặc hè - 0Mặc đông - 2 cái Tổng cộng 3 cái
      Áo cánh Mặc quanh năm – 1 cái Tổng cộng 1 cái
      Quần dài Mặc đông - 1 cái Tổng cộng 1 cái
      Áo jacket Mặc đông - 2 cái Tổng cộng 2 cái
      Tổng cộng 64 cái
      Bạn thấy thế nào? “Cần gì phải nhiều áo lễ phục thế này! Cần thêm áo mặc đi làm, quần âu nữa thì hơn”. Hay là các bạn đang nuôi con nhỏ thì nghĩ “Quần áo mặc đi ra ngoài không cần nhiều lắm, nhưng quần áo mặc thường đi công viên, đi chợ gần có thể kết hợp với quần áo mặc nhà, loại đó cần nhiều hơn”. Gần đây, việc đi lại thường bằng xe ô tô, mùa đông cũng đỡ lạnh hơn trước đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch quần áo của mỗi người. Điều quan trọng là, bạn hãy thử nghĩ, 1 lần thôi cũng được, xem một con số như thế nào là ko quá thừa, ko quá thiếu đối với hoàn cảnh của bạn.
      Đối với tôi, là 64 chiếc như bảng ở trên. Nhìn có vẻ ít, nhưng thực sự tôi thấy hoàn toàn đủ dùng. Những người hay phải đi diễn thuyết, hội họp thì thấy số áo tôi có có khi lại là nhiều đấy.
      Từ khi tôi biết chỉ cần 64 cái là đủ, tôi không mua, không tự may thêm nữa. Ít quần áo, đỡ phải giặt, là, cất dọn nhiều. Có ít, chăm chút được tốt hơn, quần áo cũng vì thế trở nên thân thiết với tôi hơn. Tôi cảm giác như quần áo như thể tay chân cử động của tôi vậy.
      Thay vì nghĩ “có mỗi thế này thôi á” mà nghĩ rằng “Có cái này”, tức là, thay vì nghĩ một cách bất mãn “mình chả có được cái ưng ý gì cả” mà nghĩ rằng “cái này làm mình thích thật”, thay đổi nhân sinh quan như vậy mới là điều quan trọng.
      Hơn nữa, khi bạn quản lý chặt chẽ như vậy, bạn sẽ thấy rõ ràng, cái nào cần, cái nào không cần.
      Bạn sẽ không mua tùy tiện nữa, vì bạn hiểu rõ “tôi có bộ véc này rồi, không cần mua nữa”. Bạn sẽ không lãng phí khi mua những món quần áo người ta mời gọi bán hạ giá trên đường phố (mà kết cục là bạn chả bao giờ mặc đến chúng). Ngược lại, bạn hiểu rõ mình cần loại gì, thiếu cái gì hơn. “Lần tới mình phải mua cái áo loại thế này mới được” chẳng hạn thế.
      Có nhiều bạn cảm thấy mua bao nhiêu cũng không thấy đủ, hoặc là cú mua mãi một loại quần áo giống giống nhau. Là bởi vì những bạn đó không tự quản lý quần áo của mình, ko nhớ là mình có những cái gì, nên mới thế.

      6-1-3 Có dự trữ quần áo lót sẽ thấy yên tâm- Tôi chưa bao giờ liệt kê ra giấy số quần áo lót của mình, nhưng cách suy nghĩ cũng vậy thôi. Trước đây, đã có lần tôi nghe nói các bạn trẻ làm cuộc tự điều tra số quần áo lót của mình rồi, nhiều đến sửng sốt! Sao lại có nhiều đến thế chứ? Là bởi vì, ừm, thấy cần phải mua, nên cứ thế mua thôi. Vậy thì bao nhiêu chỗ cất cho vừa! Các bạn hãy nghĩ, mỗi chủng loại đồ lót chỉ nên có 6-7 cái là vừa. Hơn nữa, quần áo lót là loại hàng tiêu dùng, vậy nên chuẩn bị khoảng 3 bộ mới dự trữ thì yên tâm. Đi chợ, khi có đợt giảm giá, nên mua sẵn dự trữ thì hơn.

      6-1-4 Số giầy cần thiết của tôi là 13 đôi- Tương tự như vậy, tôi cũng giới hạn số giầy dép cho mình. Bạn tham khảo cái danh mục của tôi xem sao nhé.
      Giày đi bộ 1 đôi
      Dép xăng đan 2 đôi
      Giày đi với đồ lễ phục 1 đôi
      Giày đi làm (kết hợp với véc) 4 đôi
      Giày đi với lễ phục mùa hè 1 đôi
      Giày thường (để đi chợ, gần nhà) 3 đôi
      Ủng/ giày đi mưa 1 đôi
      Giày dép cũng như quần áo, với mỗi người, sẽ cần một số lượng khác nhau. Tôi muốn các bạn cũng suy nghĩ và chỉ nên có số lượng giày dép ko quá thừa, ko quá thiếu là được.

      6-1-5 Hãy mặc những chiếc áo đẹp, màu sáng- Khi mua quần áo mặc khi đi có việc, nên chọn loại may bằng chất liệu tốt, đặt may riêng, hoặc loại cao cấp, để mỗi khi mặc, đi đâu cũng có ấn tượng tốt.
      Khi chọn mua quần áo, có một điểm đáng chú ý. Là thường các bạn để ý tới chất liệu, và kiểu dáng rồi, nhưng ít khi để ý đến màu sắc. Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn đi Italia chơi. Ấn tượng của tôi là những cụ già tóc trắng phơ, trang điểm phấn son đậm, đi giày cao gót và mặc những chiếc áo choàng màu đỏ. Bạn người Italia của tôi cho biết “Phụ nữ Italia, trẻ tuổi thì hay mặc áo len đen, quần âu màu tối. Nhưng, người càng lớn tuổi lại càng mặc quần áo màu sắc sặc sỡ hơn”. Hóa ra là thế!
      Đúng là thanh niên trẻ tuổi xinh tươi sẵn rồi, mặc màu tối cũng vẫn rất hợp. Nhưng tuổi càng lớn, quần áo くすむ màu xỉn, dưới mắt クマができる thâm quầng, đã thế lại còn mặc quần áo tối màu nữa sắc mặt càng tối tăm hơn. Da người cao tuổi cũng sáng lên nhờ mặc quần áo sáng màu.
      Ở Nhật thì sao nhỉ? Phụ nữ Nhật, dưới trung niên thì mặc quần áo tối màu như muốn nói “Tôi cũng lớn tuổi rồi chứ bộ”, hoặc là mặc áo quần màu đen, màu nâu “sống hòa mình không nổi trội bắt mắt so với mọi người xung quanh”. Đáng tiếc là như vậy. Ít nhiều, nói theo cách hơi しんらつ 辛辣 gay gắt/ cay nghiệt thì con người chỉ biết mặc quần áo bình thường cho yên tâm, là người chưa hề trưởng thành.
      Nhìn từ thời Sinia tuyệt vời của Italia, tôi cũng muốn mặc quần áo sao cho phản ánh lên nét mặt tươi sáng hơn. Áo véc màu hồng nhạt, bộ véc lụa màu huyết dụ えんじいろ 臙脂色, áo đầm màu xanh da trời chẳng hạn. Tôi thích những bộ áo đó. Mặc áo màu đẹp, tự mình cũng thấy xung quanh như vui vẻ hơn, và tôi cũng muốn đem màu vui vẻ đó tới những người xung quanh tôi. Chất liệu tốt, màu đẹp, đó là gu chọn quần áo của tôi.

      6-1-6 Định kết hợp khéo léo cho thành bộ hài hòa, có làm tăng số lượng quần áo lên không?- Một nguyên nhân nữa để số lượng quần áo tăng nhiều là ở chỗ, bạn có kết hợp 1 chiếc với nhiều chiếc khác để thành nhiều bộ hay không. Trong các tạp chí thời trang, có giới thiệu cách kết hợp “quần/ váy và áo, hoặc thay đổi áo mặc giữa (trên áo lót, dưới áo khoác), thì chỉ cần 1 số ít cũng tổ hợp thành nhiều bộ”. Nghe qua thì thấy có vẻ hợp lý. Nhưng thực ra, số lượng áo/ quần giống giống nhau dễ tăng lên vùn vụt.
      Thực ra, mỗi người một sở thích, một gu quần áo, quanh đi quẩn lại chỉ có 1, 2 cách mặc chủ yếu thôi. Ví dụ áo khoác 3 chiếc, chân váy/ quần 3 chiếc, tổng cộng là 6 chiếc, theo công thức tính sẽ được 27 bộ kết hợp áo-váy/quần. Nhưng thực tế bạn mặc chỉ cùng lắm là 3,4 cách kết hợp trong số đó. Vì vậy, qui định cách kết hợp ở mức độ nhất định nào đó thôi, hơn thế nữa không cần tăng thêm, càng dễ quản lý quần áo của mình.

      6-1-7 Quần áo mặc nhà chỉ cần lượng ít- Xem danh mục quần áo của tôi, có nhiều người nói “Có ít thế này thôi á?”. Kể cả mùa hè nóng nực hay ra mồ hôi mà cũng chỉ cần 3 bộ mặc nhà. Vì nhiều người nghĩ rằng, ra nhiều mồ hôi thì cần phải có nhiều để thay, nhưng thực tế thì ngược lại, có nhiều thì mất nhiều thời gian cất dọn, chọn lựa. Như vậy, tủ quần áo sẽ gọn gàng. Hơn nữa, có những bộ nào, đang để ở đâu, biết rõ ràng vậy, cảm giác rất dễ chịu.
      Không chỉ có quần áo, mà đồ dùng khác cũng vậy, càng ít thì càng dễ quản lý. Không nghĩ “chỉ có mỗi cái này” mà nghĩ “có cái này là được rồi” để bình tĩnh với hiện tại. Quần áo mặc nhà mùa đông tôi cũng làm với phương châm như vậy. Mùa đông tôi mặc 1 áo đầm dài bằng len, bên trên mặc thêm cái áo khoác là ấm.

      6-1-8 Sổ ghi nhớ quần áo hiện có, chỉ cần lướt mắt là biết sẽ cần/ không cần mua gì- Tôi ghi nhớ quần áo của mình lại để quản lý. Tôi dùng một cuốn Card- holder (sổ lưu danh thiếp). Trang đầu tiên tôi để danh mục “quần áo của tôi” (danh mục tôi đã cho bạn xem ở phần trên). Trang tiếp theo là “Áo khoác” sau nữa là “quần áo mặc khi đi có việc”, “quần áo mặc nhà” ... Mỗi trang có lúc vẽ phác họa áo quần, có lúc tôi để ảnh chụp mình đã mặc món đồ đó. Làm như vậy, kể cả không cần mở tủ quần áo thì tôi cũng biết hiện nay mình đang có những quần áo gì. Cũng dễ làm mình hiểu hơn, bộ nào gần đây ko mặc, sắp tới mình muốn mua loại gì.
      Nếu như có một bộ quần áo mùa đông không mặc vừa nữa, hoặc là cảm thấy nó đã lỗi mốt, tôi tính toán tài chính rồi sẽ lên kế hoạch để mua bộ mới.
      Khi đó, bộ áo cũ tôi lấy ra khỏi tủ, để chỗ khác. Đồng thời gỡ ảnh của bộ đó ra khỏi sổ ghi nhớ của tôi. Và tôi nghiên cứu về bộ quần áo mới sẽ mua, đúng ở thích của mình.

      6-1-9 Quần áo không cất vừa tủ nữa là dừng- Mỗi người chỉ nên sở hữu dưới 100 chiếc quần áo- Làm sổ, vẽ phác họa, chụp ảnh... có vẻ vất vả mất thời gian- cũng có người nghĩ như vậy. Vậy thì thay vì làm sổ, bạn hãy dùng tủ quần áo của mình để quản lý. Quần áo mà đầy tủ thì đó là dấu hiệu không mua thêm nữa. Tủ quần áo mà ních đầy chặt, thì khi lấy ra, cất vào đều khó. Thế là hay tiện tay để quần áo ở ngoài tủ, rất dễ bừa bộn. Bạn hãy làm thế nào để tủ quần áo của mình không bị đầy chặt ních như vậy thì dễ quản lý hơn.

      6-1-10 Quần áo “ngủ quên” trong tủ thì cho hết ra ngoài- Làm thế nào với cái vòng luẩn quẩn thế này: quần áo mùa này không mặc đến, cất một chỗ, và nghĩ “có khi sang năm sẽ mặc” “có khi con gái lớn lên sẽ mặc” “có khi mặc kết hợp với bộ khác lại đẹp”, đến mùa sau lại lấy ra cất vào tủ, nhưng cuối cùng lại là không mặc gì đến nó. Quần áo mà không mặc đến thì không gọi là “đồ đang dùng” mà gọi là “đồ đang ngủ”. Cái “có khi” trong “...có khi lại mặc” ấy, chả bao giờ đến cả. Hoặc như ai đó (con gái chẳng hạn) mình muốn cho, thì họ cũng có sở thích riêng của họ, chắc gì họ đã thích. Là một cách rèn luyện khả năng nhìn nhận khách quan của chính bản thân, bạn cần phải xử lý không do dự những thứ không mặc đến. Tuy nhiên, cũng có những bộ quần áo mà bạn đã yêu thích, gợi nhớ nhiều kỉ niệm, thì vứt đi cũng tiếc. Vậy thì bạn hãy cho nó vào thùng giấy các tông trước, để cách 1 khoảng khỏi tủ quần áo thường dùng. Và khi tự bạn quyết tâm “không mặc bộ này nữa” thì lúc đó xử lý (vứt, cho) được. Tôi cũng có khi tự thiết kế và sửa lại túi xách theo kiểu mới, nhưng ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm cách xử lý khác, như là bán cho cửa hàng đồ cũ, chẳng hạn.

      6-1-11 Kế hoạch quần áo của cả nhà- Quần áo của chồng cần chọn loại chất lượng thật tốt, quần áo của con thì dùng đồ cũ

      6-1-12 Quần áo mặc cũng có sự thay đổi. Tôi đã tốt nghiệp áo kimono

      6-1-13 Cất dọn quần áo hết mùa- Chuẩn bị 2 chỗ trong tủ quần áo- Thời tiết chuyển mùa, các bạn thường bị đau dầu chuyện quản lý quần áo đúng không? Tháng 9 là “phải giặt rồi cất dọn quần áo mùa hè”, tháng 4 thì “phải cất dọn quần áo mùa đông”, thời gian lấy đồ mùa này, để vào tủ thường dùng mùa kia cũng rất mất thời gian và công sức. (đúng thế!).
      Với tôi, thì thời tiết chuyển mùa, việc thay đổi nội dung tủ nhanh đến bất ngờ. Hết một mùa, việc đổi nội dung cũng vừa lúc xong. Đó là vì tôi có một “phép thuật” đấy. Tôi giới thiệu với bạn đây.
      Hiện nay, nhà của tôi có 2 tầng. Tầng 1 có một phòng nhỏ chuyên để quần áo (gọi là closet), chiều rộng khoảng 1 mét, là một closet bình thường như mọi nhà khác. Ở đây tôi để quần áo mặc cho mùa này. Trên tầng 2, cũng có 1 phòng closet y như vậy, thì tôi lấy đó làm chỗ để quần áo lạc mùa.
      Ví dụ, mùa hè sắp qua, trời bắt đầu mát, bộ quần áo nào tôi thấy chắc là sẽ ko mặc đến nữa, thì sau khi giặt xong, là, gấp tôi đem lên tầng 2 cất luôn. Cái nào treo thì treo, cái nào gấp cho vào ngăn thì gập cho vào ngăn. Cứ như vậy, dần dà cất dần hết quần áo mùa hè. Làm như vậy, thời tiết chuyển hẳn sang mùa đông, thì tủ quần áo của tôi cũng đồng thời chuyển xong.
      Trước khi đi ngủ, tôi đem bộ quần áo lạc mùa vừa giặt gấp xong đó lên tầng 2, cho vào ngăn. Sáng hôm sau ngủ dậy, tôi lấy 1 bộ khác trong tủ tầng 2 mặc mùa này hợp, đem xuống tủ tầng 1, cất vào đó. Cứ như vậy nhiều lần, mùa chuyển xong thì tủ của tôi cũng chuyển xong.
      Chuyển quần áo cho theo mùa mà làm gộp một lúc thì rất ngại, vì tốn nhiều thời gian, công sức, và hay có ý khất lần. Nếu không có 2 phòng closet thì cũng nên để sẵn hộp/ thùng để đựng quần áo lạc mùa rồi cất dần vào. (đúng thế! nhưng giờ sẽ sửa , vì closet to đùng có đến 4 cái).

      6-2 Chăm sóc quần áo và giặt giũ
      6-2-1 Thời gian biểu cho việc giặt- Trước khi nói chuyện về giặt giũ, tôi nói về việc tắm bồn trước. Ở nhà tôi, đi tắm từ lúc chiều. Ăn cơm xong mới tắm thì không tốt cho người cao tuổi. Và tôi cũng nghe nói, tắm trước khi ngủ 3 tiếng là tốt cho sức khỏe nhất. Hơn nữa, khi đi đâu về, vào tắm bồn luôn, cũng là 1 cách thư giãn và thay đổi không khí.
      Với những gia đình có con nhỏ, tắm cho con ngay trước khi đi ngủ, tắm xong rồi cuống cuồng chuẩn bị chăn màn cho con ngủ cũng làm cho nhà cửa bừa bộn. Vì vậy, nên tắm trước lúc ăn cơm tối, nếu ngại mặc pajama ăn cơm tối thì có thể tắm xong mặc bộ nào thoải mái cũng được.
      Và sau khi tắm xong, tôi dùng nước còn trong bồn tắm để giặt. Dùng ống hút nước ấm từ trong bồn tắm xả vào máy giặt, giặt luôn. Sáng hôm sau dậy chỉ việc phơi lên.

      6-2-2 Thay vì dùng khăn tắm, mà dùng khăn thể thao (thường size 45x70) thì 1 năm tiết kiệm ko phải giặt 13kg khăn. – Tôi nghe nói có gia đình mỗi ngày giặt tới chục cái khăn. Gia đình đông người thì chắc cũng phải đến bằng đấy, nhưng cũng có thể là vì cứ dùng khăn tùy tiện, rồi quẳng lên nóc máy giặt, ùn thành đống như vậy.
      Giữa hè nắng nóng, hay vận động nhiều, hay nhà có trẻ con hiếu động hay nghịch bẩn, thì phải giặt nhiều như thế cũng bình thường thôi, nhưng, nếu không vì những lí do đó, thì không nhất thiết cởi ra khỏi người là phải giặt ngay.
      Thay vì nghĩ “Cởi ra là giặt” mà nghĩ “Bẩn thì giặt”, thì lượng quần áo vải vóc phải giặt trong năm sẽ giảm xuống đáng kể, đồng thời công phơi, công gấp, công cất cũng nhẹ đi; tiền điện, tiền nước, tiền xà phòng cũng tiết kiệm một cách hiệu quả.
      Tôi đã có lần tìm hiểu lượng đồ giặt của nhà mình trong 1 năm. Đúng là lượng đồ giặt khi mình nghĩ “Bẩn thì giặt” giảm đáng kể so với khi nghĩ “Cởi ra là giặt”.
      Có hôm tôi đã nghĩ, khăn tắm lau khô người (size 80x 60) hình như hơi to quá. Tôi thử chuyển sang dùng khăn tay (size 40x70). Khi tính toán ra, lượng giặt trong năm khi thay đổi khăn tắm như vậy, giảm 13kg. Chỉ cần một chút khéo léo như vậy, việc nội trợ của bạn sẽ suôn sẻ hơn nhiều.


      (Nguồn: webtretho - bản dịch của balasat)