Friday, January 21, 2011

Mang thai nên kiêng gì (rau, củ, quả)

Nói chung là phụ nữ mang thai nên tránh ăn các chất quá nóng và quá lạnh, không tốt cho thai nhi - nhất là trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên.
Ví dụ như:
Nước dừa, rau má, rau răm, rau ngót, nước mía, ngải cứu, bột sắn dây, mực tươi, ...

- Đu đủ xanh
Các nhà nghiên cứu cho rằng chất mủ có rất nhiều trong đu đủ xanh đã tác động theo cách “nhái” với tác động của prostaglandin và oxytocin, là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ.
Cũng đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh thường chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là sẽ gây sẩy thai.
Phụ nữ ở Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka đã dùng đu đủ như là một phương cách tránh thai truyền thống, do vậy có nhiều khuyến cáo rằng nếu đang có thai hoặc đang chuẩn bị để có thai, tốt nhất không nên ăn đu đủ, nhất là đu đủ xanh.

- Măng
Trong măng (đặc biệt là măng tươi) có độc chất gọi là glucozit sinh acid xyanhydric, khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ngộ độc, nôn mửa, giống như khi bị ngộ độc sắn. Thế nhưng acid xyanhydric lại hòa tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng, cho nên để phòng tránh ngộ độc, nên đun sôi măng kỹ và rửa sạch trước khi chế biến thành món ăn.
Măng ăn rất ngon, tuy nhiên trong măng có nhiều độc tố nên không tốt cho cơ thể đặc biệt là phụ nữ có thai, bởi vì phụ nữ có thai đã thường bị nhức, đau lưng rồi ăn măng sẽ càng nhức thêm. Bên cạnh đó, măng cũng không cung cấp được nhiều chất bổ như các loại thực phẩm khác.
Đang có thai thì ăn măng vẫn được nhưng bạn nên hạn chế ăn, khi nào thấy thèm lắm thì hãy ăn một ít và nên luộc bỏ nước nhiều lần (khoảng 2 lần) rồi hãy chế biến để loại bỏ bớt độc tố.

- Rau chân vịt
Mục đích của phụ nữ có thai ăn rau chân vịt là nhận được nhiều chất sắt, đề phòng thiếu máu (do thiếu sắt) trong thời kỳ mang thai. Có người cho rằng ăn được càng nhiều rau chân vịt thì càng ít nguy cơ bị thiếu máu. Kỳ thực không phải như vậy. Một nghiên cứu mới đây tại Nhật Bản cho thấy, rau chân vịt làm tình trạng thiếu máu nặng thêm. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axít trong cỏ, làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm.

- Khoai tây
Trong khoai tây lại chứa một độc tố gọi là solaninne (chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật. Có kết luận cho rằng, phụ nữ mang thai có khuynh hướng di truyền nhất định và mẫn cảm với chất kiềm sinh vật, ăn 44,2 - 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng. Mà chất kiềm sinh vật trong khoai tây không thể tiêu giảm hoàn toàn qua quá trình chế biến thông thường như ngâm nước, xào, luộc...
Cho nên phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc ăn ít khoai tây là tốt nhất.

- Đậu tương, đậu nành
Một nghiên cứu mới trên động vật của Viện Hopkins đã làm dấy lên câu hỏi liệu ăn đậu tương khi mang thai có gây ra sự bất bình thường ở cơ quan sinh sản cũng như thiểu năng tình dục ở các bé trai hay không? Tốt nhất là chúng ta tự nên tránh vì đậu tương có thể là an toàn, nhưng đối với thai nhi hoặc trẻ em, chúng ta vẫn chưa đủ thông tin về độ an toàn của nó.

- Đậu phộng (lạc)
Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú ăn đậu phộng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này.
Nghiên cứu mới đây của một nhóm các nhà nghiên cứu Canada thuộc bệnh viện Ste Justine (Montreal) cho biết: ăn đậu phộng trong thời gian mang thai và cho con bú không tốt cho sức khỏe của em bé.
Kết quả cho thấy việc ăn đậu phộng trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần. Ngoài ra, việc sử dụng loại thực phẩm này khi cho con bú cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.
Bộ Y Tế VN cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh ăn đậu phộng, nhất là nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng như hen, eczema hay sốt vàng da.

- Gừng, ớt
Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày

- Quả nhãn
Theo đông y, quả nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa bởi vậy sẽ có hại cho thai phụ, gây tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa.
Phụ nữ khi có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lương huyết an thai, nếu lúc này ăn long nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7, 8 tháng, càng phải kiêng ăn long nhãn.
Thế nhưng, sản phụ sau khi sinh con mà ăn long nhãn hoặc uống nước long nhãn thì lại rất tốt. Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với long nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt.
Nếu sản phụ có hiện tượng phù nhẹ, uống nước long nhãn còn có tác dụng điều trị tích cực - cách ăn phải kết hợp với sâm style rồi hấp lên ăn. Cũng có thể hầm gà với một chút long nhãn... Tất cả đều có lợi cho việc điều dưỡng đối với người sức yếu.

- Quả Sơn trà (Táo mèo)
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học,  quả táo mèo làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non ở thai phụ.

- Quả đào
Quả đào có vị ngọt, tính nóng cho nên, nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Hơn nữa vì nó có độc tính, có thể gây sảy thai (nhất là trong 3 tháng đầu tiên). Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.

- Nước dừa
Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai bà bầu không nên uống nước dừa bởi mặc dù có tác dụng tốt nhưng nước dừa có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi bước qua tháng thứ 5, bà bầu có thể bắt đầu uống dừa đều đặn hàng ngày, có thể uống thay nước lọc và cần đảm bảo duy trì lượng nước đủ trong ngày. Nước dừa sẽ bổ sung lượng chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể bà bầu, có tác dụng tốt cho ối thai phụ.
Dừa là loại quả rất giàu clorua, kali, và magiê, giúp điều chỉnh huyết áp, nhanh chóng giải tỏa cơn khát và có lợi cho đường ruột của bà bầu. Khi uống nước dừa nhiều, bà bầu sẽ tránh được các bệnh táo bón và viêm đường tiết niệu.

- Dưa hấu ướp lạnh
Các chuyên gia cho rằng, bà bầu có thể ăn dưa hấu vì dưa hấu cung cấp dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Trong thời gian đầu của thai kỳ, dưa hấu có thể giúp các bà bầu giảm bớt mệt mỏi, loại bỏ cảm giác nôn nao, ốm nghén.
Trong những ngày cuối thai kỳ, bà bầu thường mệt mỏi với chứng phù nề và huyết áp tăng cao hơn bình thường.. Dưa hấu giúp lợi tiểu, giảm phù nề, giảm huyết áp, giúp bà bầu lấy lại trạng thái cân bằng trong cơ thể. Bên cạnh đó, dưa hấu còn giúp kích thích tuyến sữa, có lợi cho mẹ và bé sau này.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác đụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.
Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.

0 comments:

Post a Comment