Sunday, January 9, 2011

Cẩm nang nội trợ tháo vát và có tâm hồn (4)

CHƯƠNG 4 - Ý TƯỞNG DỌN DẸP TRONG THỜI GIAN NGẮN

4-1 Cho đến lúc tôi trở nên thích dọn dẹp
4-1-1 Những sai lầm của tôi- một người kém dọn dẹp 錯誤さくごsai lầm

Thật ra trước đây tôi là người không thích dọn dẹp một tí nào. Vừa kém, vừa vụng. Có nhìn thấy bẩn thỉu thì tôi cũng cứ khất lần lần sau. Đến khi bẩn quá không chịu nổi mới bắt đầu lau chùi dọn dẹp. Thì mệt quá, vất vả quá, càng ghét dọn dẹp hơn. Cứ như vậy, hàng ngày diễn ra theo một cái vòng luẩn quẩn khó chịu. Thế nhưng, vào dịp cuối năm nào đó, tổng vệ sinh nhà cửa, tôi rửa mãi cái cánh quạt trong máy hút mùi ở bếp, dầu lâu ngày đọng lại, không tài nào lau sạch được. Lúc đó, tôi mới nghĩ “mình phải vui vẻ với việc lau dọn” mới được. Tôi muốn nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ tinh tươm, nên rất nỗ lực, hỏi han kinh nghiệm người khác, làm thử theo, rút kinh nghiệm, phát minh ra cách làm mới.
Ban đầu, để tự động viên mình mỗi ngày, tôi tự qui định ra giờ giấc để lau dọn, và lên kế hoạch lau dọn cho mọi ngóc ngách trong nhà.
Tuy nhiên, với tôi, còn cón những ngày phải đi ra ngoài, hoặc có ở nhà thì cũng bận túi bụi, nên khó có thể lau dọn đều đặn hàng ngày được.
Tôi đã thử với phương pháp sau đây, gọi là phương pháp “ 1 tuần quay hết 1 nhà”. Tôi chia khu vực cần lau dọn trong nhà ra, và phân vào các ngày khác nhau tỏng tuần. Phương pháp này cũng được nhiều tạp chí đăng hướng dẫn rồi đấy. Thứ hai lau dọn phòng khách, thứ ba lau dọn bếp, thứ tư lau dọn phòng ngủ... cứ như vậy chia việc cho từng ngày. Tuy nhiên, tự qui định ngày thứba phải lau dọn bếp đấy, nhưng, hôm đó mà tôi phải đi có việc thì việc dọn dẹp lại bị dồn ứ lên, không liên tục được.
Vậy phải làm thế nào để tiếp tục được bây giờ? Tôi đã suy nghĩ, và thấy rằng, không phải dập khuôn theo các bài kinh nghiệm của người khác “tôi đã làm tốt thế nào”, (うのみをする nuốt chửng ko nhai, làm dập khuôn suy nghĩ kỹ ), mà là phải tìm ra phương pháp nào đó phù hợp với tôi, với gia đình tôi nhất mới được. Vậy, phương pháp của tôi là như thế nào?

4-1-2 Có ngày không dọn dẹp gì cũng được
Mục tiêu của tôi là “Có những ngày hoàn toàn không lau dọn gì được cũng không sao, nhưng tôi muốn làm những việc tôi phải làm”. Thế nhưng, nếu cứ để mặc cho cảm hứng dẫn đường, là “thích làm vào những lúc có thể”, thì thế nào, với một người kém lau dọn như tôi, sẽ lại chả bao giờ làm xong việc. Vì thế, tôi nghĩ là cần phải có cái gì đó khuyến khích mình như một tác động khách quan với mình. Khi đó, tôi đã nghĩ ra những điểm nhấn lau dọn cho căn nhà của mình gồm “Những chỗ mỗi tháng phải lau 1 lần” “những chỗ 2 tháng phải lau một lần” “những chỗ vài tháng phải lau 1 lần”, rồi kết hợp với những công việc lau dọn ngắn hạn khác, lập nên một nhịp lau dọn. Tháng đó, ngày đó, tôi sẽ dành khoảng 20 phút để lau chùi dọn dẹp cái chỗ đã ghi trong kế hoạch đó. Làm xong việc, tôi tự dán cho mình một cái “phiếu chăm ngoan”.
Theo chu trình lau dọn như vậy, lặp lại hàng tháng, sẽ không hề mất công mất sức là bao, toàn bộ căn nhà sẽ có một mức độ sạch sẽ chung nhất nào đó, tôi không bị lặp lại cái cảnh đánh vật với dầu bám trên cánh quạt thông gió máy hút mùi ngày nào. Tổng vệ sinh cuối năm đối với tôi cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Phương pháp này rất phù hợp với nhịp sinh hoạt của tôi, bạn có thấy thế không. Tôi đã thực hiện phương pháp này được hơn 20 năm rồi đó.

4-2 Phương pháp Dọn dẹp đính kèm “phiếu chăm ngoan”
4-2-1 Lên được kế hoạch, dán “phiếu chăm ngoan”
Bước 1- Lên kế hoạch lau dọn
1- Làm vở- Mỗi dịp cuối năm, tôi lại lên “kế hoạch việc nhà”. Tôi dùng cuốn “nhật ký nội trợ” của nhà xuất bản abc, trang cuối cuốn nhật ký đó có một trang kẻ ô sẵn, tôi ghi các việc lau dọn mà tôi muốn làm vào đó. (tham khảo phần sau tôi nói kĩ hơn). Tôi chia công việc thành những mục có thể hoàn thành trong vòng 8 đến 10 phút một. Hiện nay, trong danh mục của tôi có 19 đầu việc. Số đầu việc này thay đổi qua mỗi năm, và cũng khác nhau cho mỗi gia đình.
2- Qui định tần suất lau dọn cho những đầu việc đó. Ví dụ như ống xả nước thải bồn rửa bát, tủ lạnh, kệ để gia vị là những chỗ nhanh bẩn, cần lau dọn hàng tháng. Lau bóng sàn hành lang, dọn tủ để đồ thì 3 tháng làm một lần. Mỗi tháng tôi định dọn 9-10 chỗ.
3- Chia việc hàng tuần. Những công việc mà tháng hoặc vài tháng làm một lần như nêu trong mục 2 ở trên, nhìn có vẻ thấy vất vả, nhưng, chia ra tuần, thì mỗi tuần chỉ làm 2-3 chỗ. Tự bạn xem kế hoạch chung của mình, tuần nào bận thì làm ít đi, tuần nào có vẻ rảnh rang thì làm nhiều lên, du di đôi chút và thấy vui khi làm việc là được.
4- Những công việc làm trong tuần thì ghi nhớ vào sổ tay, hoặc sổ kế toán gia đình.
Bước 2- Mỗi ngày, sau khi xong việc, nhớ dán “phiếu chăm ngoan”
5- Xong việc là dán “phiếu chăm ngoan”- Lên kế hoạch rồi, nhìn thời gian để tiến hành thôi. Tôi thường dọn dẹp sau bữa sáng xong thì cũng nghỉ một chút, nhưng cũng quyết định xem việc lau dọn tiếp theo là gì. Xong việc đó nữa tôi dán “phiếu chăm ngoan” là một miếng giấy dán hình tròn nhỏ, màu đỏ, vào vở dọn dẹp của tôi.
Chỗ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ghi chú

4-2-2 “Dọn một thể” là tiêu tốn sức lực và thời gian
Bí quyết lau dọn, là không tích đến lúc thật bẩn mới làm. Chúng ta rửa mặt mỗi ngày, không phải vì mặt bẩn mới rửa đúng không? Bạn hãy nghĩ việc lau dọn cũng vậy. Bụi bẩn tích lại khó chùi rửa sạch, rất tốn thời gian và công sức. Nếu bạn lên kế hoạch, tuần tự làm theo kế hoạch đó, bẩn ít, làm tí là xong. Việc lập lên kế hoạch lau dọn là để tránh tình trạng “ Khi nào có thời gian mình dọn” hoặc “Cuối cùng thì chả dọn được”.
Dù bạn có nghĩ “Khi nào có thời gian mình dọn”, đến khi có thời gian thì bạn lại làm việc khác mất chứ ko dọn dẹp chỗ đó. Bạn không nên tin tưởng quá vào một khoảng thời gian thực sự là rỗi rãi mới làm, mà hãy “nhồi” việc dọn dẹp này vào công việc phải làm hàng ngày. Như thế thì hơn. “Hôm nay mình khỏe, mình có hứng, dọn dẹp cái nào!” rồi bạn hì hụi dọn dẹp hết cả một ngày, nhưng thành quả không tồn tại lâu dài, nhà cửa sẽ không mãi mãi ở nguyên vị trí như bạn đã dọn sau 1 ngày đó. Phương pháp dọn dẹp theo kế hoạch, có thể có những người cảm thấy trách nhiệm của mình nặng quá. Thực tế, tôi cũng có khi vậy. Tự tôi lập lên kế hoạch “ngày x dọn dẹp tủ để đồ”, nhưng đúng đến ngày đó, “Tại sao bây giờ mình lại phải dọn dẹp cái chỗ đấy chứ” nghĩ vậy rồi tôi bỏ lên tầng 2. Nhưng, tủ để đồ đó đựng chăn gối, ga phủ đệm, nếu sắp xếp ngăn nắp lại một chút, hôm nào có khách tới, cũng dễ dàng lấy chăn, đệm cho khách. Lúc đó sẽ thấy, dọn dẹp sẵn là một việc rất nên làm, và “mình dọn sẵn có phải tốt không”, cho mà xem! Cứ như vậy, việc dọn dẹp làm tuần tự, nhà của bạn sẽ thường xuyên ngăn nắp, dần dần “chỗ này khó chịu quá, chỗ kia khó chịu quá” sẽ ít dần đi. Việc lập kế hoạch lau dọn, không phải là việc thúc bách bản thân, mà là chuyển hóa tinh thần nghĩa vụ thành tinh thần tự giác. Tôi nghĩ vậy.

4-2-3 Tác dụng tích cực của “phiếu chăm ngoan” đối với cả người lớn
Đặc điểm của phương pháp này là dán phiếu chăm ngoan- sticker. Phần trước tôi đã giới thiệu qua rồi. Người kém dọn dẹp như tôi, lúc có thể làm được việc thì cũng cứ lần lữa không làm. Tôi muốn có một cái gì đó như một sự chỉ huy mang tính khách quan, và đã nghĩ ra phiếu chăm ngoan- sticker. Tôi mua sticker ở cửa hàng văn phòng phẩm, luôn để chỗ thuận tay lấy. Mỗi khi làm xong một việc trong kế hoạch, là tôi vui sướng dán 1 cái sticker vào lịch, đến 70 tuổi như tôi mà vẫn thấy sung sướng mỗi khi dán sticker, như một lời khẳng định “Được rồi!” ý vậy. Rất sung sướng! Tự khen mình, có lẽ đến bao nhiêu tuổi đi nữa cũng vẫn cần thiết.

4-2-4 Lau dọn từng điểm trong 10 phút buổi sáng cũng tạo cảm giác thoải mái
Nãy tôi có nói, sau khi dọn dẹp bữa sáng xong, có một chút thời gian trước khi phải đi ra ngoài, tôi lau dọn một chỗ như đã ghi trong kế hoạch của mình. Khi hoàn thành xong một việc gì, tâm hồn cũng có một sự thoải mái nào đó. Đi ra ngoài với nỗi áy náy “chỗ nọ, chỗ kia trong nhà còn bẩn khó chịu quá”, sẽ không cảm thấy ung dung được, và cũng không tập trung tư tưởng vào công việc bên ngoài. “Mình đã đinh làm chỗ đó, chỗ kia rồi mà” “Biết là không để thế mà đi được rồi mà” vừa tự trách mình vừa chuẩn bị đi, thì thế nào cũng quên cái này, quên cái nọ. Cuộc sống hàng ngày vì thế cũng mất vui.
Ngược lại, sáng ra làm xong nghĩa vụ những việc phải làm, chỗ định lau dọn cũng lau dọn sạch sẽ được, ở nơi làm việc gặp bạn gặp bè cũng thấy dễ chịu hơn. Và trên đường về, không phải ôm trong lòng nỗi bất mãn bản thân “mình chưa làm được việc kia việc nọ gì cả”, có thể nghĩ tới công việc tiếp theo của mình “về nhà là mình sẽ làm cái này, làm cái kia”. Như tôi đã từng nói, là các bạn hãy “đuổi theo việc nhà” chứ đừng để “việc nhà đuổi theo mình”.

4-2-5 Không cần phải dọn sạch như lau như ly để đạt điểm tối đa
Lên kế hoạch rồi, nhưng ngày cuối cùng của tháng vẫn còn 1 đầu mục việc chưa làm. Thế là đi đâu đó về, tôi làm cho xong việc đó, cảm giác dán 1 sticker cho một công việc đã hoàn thành, cực kỳ thỏa mãn.
Tuy nhiên, tôi không nghĩ dọn dẹp là tất cả. Tính tôi không phải là tính nếu không dọn thì không chịu đựng được. Nên nhà tôi không sạch đẹp như phòng trà đạo được rồi. Nhưng nó đủ gọn gàng ngăn nắp để sống thoải mái. Tôi chỉ cần đến như thế thôi. Nhìn lại kế hoạch, cũng có tháng mà tôi không dán được toàn bộ sticker vào những công việc định làm đâu.
Có nhiều bạn trẻ nói “Đến bà Muragawa còn để thừa việc nữa là. Mình yên tâm hẳn”. Đương nhiên thôi, nếu chỉ nhăm nhăm đạt điểm tối đa, sẽ chỉ thêm khổ sở. Việc còn sót để tháng sau làm bù. Thúc bách bản thân cho đến mức hoàn hảo, sẽ không còn thư thái tâm hồn được nữa, tôi rất sợ điều đó. Ví dụ như, cửa kính có bẩn một chút, đúng khi có bạn tới chơi. Tôi không để tâm quá đến việc đó rồi dằn vặt mình “lại để đến lần sau mới làm”, mà tôi sẽ nghĩ “Bẩn tí cũng được, chả sao”, rồi đon đả mời bạn vào nhà, rót trà uống nước, chuyện trò vui vẻ.
Tôi luôn muốn được giao lưu thân thiện với bạn bè hơn là khắt khe dọn dẹp cho sạch như lau như li mà thành ra bà già khó tính khó gần.

4-2-6 Phương pháp lau dẹp nhanh
Tôi giới thiệu phương pháp lau dọn chớp nhoáng của tôi. Trong việc lau dọn, tôi hoàn toàn không cầu kỳ. Chỉ nghĩ xem việc sẽ làm là gì, dùng thời gian hợp lý, thì tôi mới công phu suy nghĩ. Đây là phương pháp của riêng tôi, các bạn ko nên áp dụng một cách dập khuôn, vì rất có thể nó không phù hợp với gia đình các bạn. Việc xoay sở cho phù hợp với sinh hoạt của mỗi gia đình mới là điều quan trọng bạn ạ. Tôi chỉ giới thiệu ở đây với mục đích cho các bạn thấy tôi đã xoay sở với việc chi tiêu thời gian như thế nào thôi.
Dọn quạt thông gió máy hút mùi. 2 tháng/ lần. Ngâm vào nước nóng có pha xà phòng.
Tủ để bát: Lúc xếp bát vào tủ, nhanh tay lấy cái giẻ ẩm lau kệ, cánh tủ luôn
Tủ đá- lấy khăn tẩm etanol lau một lượt, khoảng 15 phút
Kho để thức ăn- cũng như tủ để bát, lúc lấy đồ ra vào, cầm khăn lau luôn 1 lượt
Ngăn để đồ dưới bồn rửa bát- thay lót báo, lau chùi, mỗi tháng 1 lần.
Kệ để gia vị- lau bằng giẻ ẩm 5 phút xong
Bồn tắm- bồn rửa mặt- 10 phút.

4-3 Dọn thường xuyên nơi hay sử dụng
4-3-1 Phương pháp dọn dẹp chỗ cần thường xuyên phải dọn
Phần trên tôi đã trình bày phương pháp lau dọn các chỗ chia đều trong năm. Còn việc lau dọn các chỗ hàng ngày đều sử dụng, như phòng khách, bồn rửa mặt, toilet, buồng tắm thì sao? Đây là những chỗ rất dễ bẩn, tôi muốn thường xuyên lau dọn những chỗ đó.
Phòng khách- tôi dùng chổi quét nhà. 箒(ほうき- cái chổi)Phòng khách có lúc tôi dùng máy hút bụi, có lúc dùng chổi quét nhà. Nhà có 2 ông bà già như tôi, ngày nào cũng hút bụi thì vất vả quá, nên tôi lấy chổi quét bụi hàng ngày, và 3 ngày 1 lần hút bụi bằng máy. Những gia đình có trẻ nhỏ thì cần phải hút bụi hàng ngày. Tùy gia đình có tần số sử dụng máy hút bụi khác nhau.
Buồng tắm- Tôi lau dọn ngay sau khi tắm xong. Sau khi tắm xong, tôi ròng ống dây hút nước trong bồn tắm vào máy giặt để giặt luôn. Sau khi hút nước vào máy giặt đủ, tôi rửa bồn tắm trong khi nó còn nóng, rồi lấy vải lau khô bồn luôn.
Bồn rửa mặt cũng làm như vậy, sau khi rửa xong, bồn còn ấm, là tôi lấy khăn rửa và lau sạch bồn luôn. (đang áp dụng triệt để)
Toilet- Tôi rửa dọn trước khi đi tắm.

4-4 Tôi chế ra dụng cụ lau chùi nguyên bản của tôi
Càng là người ghét dọn dẹp, lại càng thích nhiều dụng cụ chuyên dụng


(Nguồn: webtretho - bản dịch của balasat)

0 comments:

Post a Comment