Friday, January 21, 2011

Mang thai tháng thứ 2

Giờ thì bạn đã biết mình đang mang thai và đã trải qua tất cả những bước kiểm tra cần thiết. Sau đây là những điều bạn phải nghĩ đến trong tháng thứ hai mang thai.

Hẹn gặp bác sĩ trước tuần thứ 12.
  • Bạn sẽ trải qua bước kiểm tra cơ bản để bác sĩ/bà đỡ cảm nhận dạ dày của bạn, lắng nghe tim thai và cân đo chiều cao lẫn cân nặng của bạn.
  • Bạn sẽ được đo huyết áp, thử máu và lấy mẫu nước tiểu.
  • Bạn có thể được siêu âm lần đầu tiên ở bệnh viện hoặc phòng khám sản khoa.
  • Bạn sẽ được hỏi thăm về những lần mang thai trước đây, tiền sử sẩy thai hay nạo thai, ngày có kinh cuối cùng, nếp sống và tiền sử bệnh lý của gia đình.
 

Quá trình phát triển của đứa bé
Hệ thống thần kinh, phổi, gan, bụng và tuyến tụy phát triển rất nhanh. Xương sống và thận bắt đầu hình thành, những cơ bắp đầu tiên, với chức năng giúp bé vận động, cũng đã tạo hình. Các giác quan như thần kinh thị giác, tai, lưỡi và chóp mũi tiếp tục định hình và có thể nhìn thấy thông qua kỹ thuật siêu âm. Nhưng phôi thai vẫn chưa thể nghe hoặc nhìn. Trái tim nhỏ bé của con bạn mới chỉ có 2 ngăn trong giai đoạn này, một ở bên trái và một ở bên phải. Vào cuối tháng thứ hai, phôi thai dài khoảng 3 cm và nặng từ 2 – 3 g.

Những bước kiểm tra cần tiến hành
  • Hẹn gặp bác sĩ để siêu âm lần đầu.
  • Hỏi bác sĩ và bà đỡ những thủ tục cho phép bạn được nhận thuốc và chăm sóc răng miễn phí.

Sức khỏe của bạn
- Nếu ốm nghén thì bạn hãy uống một ly nước khi bụng đang đói và cố gắng ăn sáng nhẹ trong khi đang nằm trên giường. Sau đó, chờ khoảng 15 phút trước khi ngồi dậy. Uống trà gừng hoặc trà cúc La Mã thay cho trà thường hoặc cà phê.
- Nếu mỗi ngày đều gặp phải những triệu chứng như trào huyết, tiểu tiện liên tục, căng ngực, ợ nóng, đau đầu, nóng vội, chảy máu cam, ngứa hay nôn thì những liệu pháp nhẹ nhàng như phép vi lượng đồng cân có thể giúp ích cho bạn mà không gây hại cho đứa bé.
- Đến gặp bác sĩ nếu bạn tiết ra chất có mùi thối hoặc có màu xanh lục.
- Nếu mệt mỏi và có thể ngủ suốt cả ngày thì một giấc ngủ trưa dài 20 phút sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe.
- Hơi thở và nhịp tim của bạn có thể sẽ tăng lên. Nếu hiện tượng này xảy ra thì bạn hãy bình tĩnh, nhưng đừng rơi vào trạng thái thiếu cảnh giác.
- Triệu chứng co thắt vùng bụng là điều bình thường và không nên nhầm lẫn với sự co thắt bàng quang. Hãy nghỉ ngơi và hít thở thật sâu.
- Tập luyện những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hay thậm chí nhẹ nhàng hơn như thể dục nhịp điệu, yoga và khiêu vũ.
- Uống ít nhất 1.5 lít nước mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Chế độ ăn uống của bạn
- Ưu tiên thức ăn tươi hơn thức ăn đông lạnh và ăn những loại thực phẩm đa dạng. Ăn nhiều protein, một thành phần thiết yếu cho sự phát triển cơ bắp của đứa bé. Gia tăng lượng hấp thụ calo bằng những thực phẩm giàu tinh bột thay vì thức ăn ngọt mà bạn luôn cảm thấy thèm muốn. Tránh ăn quá nhiều chất béo, đường hay muối.
- Để duy trì thể trạng và sức khỏe tốt, bạn phải chú ý đến vấn đề tăng cân, lý tưởng nhất là từ 10 – 12 kg trong 9 tháng (có thể ít hơn nếu bạn khá mập và nhiều hơn nếu bạn khá gầy).

Làn da của bạn
Chăm sóc cho da để giảm thiểu những vết rạn da, một hiện tượng bình thường nhưng không thể thay đổi. Chọn những loại dầu và kem chống rạn da được chế tạo đặc biệt cho phụ nữ mang thai, tất nhiên là an toàn khi sử dụng, theo đúng định nghĩa.

Những nỗi lo lắng
- Trong suốt thời kỳ mang thai, bạn thường cảm thấy nghi ngờ, tâm lý dễ biến đổi và có những nỗi thèm khát kỳ lạ. Người bạn đời của bạn cần phải tỏ ra yêu thương, dịu dàng và thông cảm.
- Bạn sẽ sợ hãi trước những thay đổi trong cơ thể của mình, sợ gặp biến chứng hay sợ sinh ra một đứa trẻ bất thường. Những nỗi sợ hãi này đều rất bình thường và các bà mẹ tương lai vẫn hay đối mặt.
- Đừng sợ việc phải kể lại những nỗi lo lắng này với bà đỡ hay ai đó gần gũi với mình: họ có thể giúp gia tăng sự tự tin, củng cố quyết tâm và giúp xoa dịu những nỗi sợ hãi của bạn.

Điều gì sẽ đến trong tháng thứ 3?
 
Bé yêu của bạn sẽ có sự phát triển vượt bậc từ phôi thai trở thành bào thai, khung xương bắt đầu hình thành và khớp bắt đầu có chức năng… Bạn cũng nên đi khám siêu âm lần đầu và tham gia chương trình sàng lọc trước khi sinh để tầm soát dị tật của thai nhi. Ngoài ra hãy luôn thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt tốt và tiếp tục theo dõi những gì sẽ đến trong tháng thứ 3.

 (Nguồn: meyeucon.org)

0 comments:

Post a Comment