Sunday, January 9, 2011

Cẩm nang nội trợ tháo vát và có tâm hồn (7)

CHƯƠNG 7- Ý TƯỞNG TẠO SỰ RỘNG RÃI TRONG CHI TIÊU GIA ĐÌNH

7-1 Dùng tiền như thế nào?

7-1-1 Để tiêu tiền tiết kiệm được
- Trong những cuốn tạp chí phụ nữ bày ở hiệu sách, những bài viết về chi tiêu gia đình được đăng tràn ngập các trang. Với gia đình nào, vấn đề tài chính cũng quan trọng, là vấn đề quan tâm lớn nhất. Nhưng, nhìn qua các cuốn tạp chí đó, có những bài “Cách tiết kiệm triệt để” “cách tiết tiệm tiền ăn” “ý tưởng tiết kiệm cho được vạn Yên mỗi tháng” như vậy, thì tôi cảm thấy hơi lo lắng.

Nghĩ về tương lai, tôi hiểu tâm lý muốn tiết kiệm tiền bạc từ bây giờ, nhưng, tiết kiệm để làm gì, và tiết kiệm bao nhiêu, những kiến thức cơ bản không có, chỉ có mỗi tiết kiệm, tiết kiệm tìm mọi cách tiết kiệm. Một cuộc sống tằn tiệm, chi li tới từng đồng 1 Yên, chắc chắn đời sống tinh thần sẽ cực kỳ nghèo nàn. 生活が精神的に貧しいものです。. Tự lúc nào đánh mất cái quan trọng nhất trong cuộc sống, đó là sự phong phú về tâm hồn. Tôi lo lắng về điều đó.

Tôi nghĩ rằng, phải chú ý tỉ mỉ tới việc tiết kiệm tiền ăn. Ăn uống, là việc quan trọng nhất cho một con người. Cần có một sự cân bằng về dinh dưỡng, không quá xa hoa, cũng không quá tằn tiệm; bữa ăn mà cả gia đình đều ăn uống đầy đủ, đó mới là quan trọng. Cơ bản là duy trì cơ thể khỏe mạnh trong suốt cuộc đời. Vậy nên, tiết kiệm tiền ăn cách tùy tiện, để lo cho tương lai, là điều không chắc chắn, rồi sẽ có ngày đổ bệnh.

7-1-2 Lịch sử kế toán gia đình ở nhà tôi
- Có những thứ quan trọng hơn tiền- Tôi lập gia đình năm 1947. Nước Nhật vừa hết chiến tranh, kinh tế chưa phục hồi. Chồng tôi làm trong công ty đóng tàu. Lương tháng hay bị muộn, cuộc sống không hề vui vẻ chút nào. Sau đó, nền kinh tế Nhật bước vào thời kỳ phát triển vũ bão. Chồng tôi là nhân viên ngành kỹ thuật, thỉnh thoảng lại chuyển chỗ làm (trong cùng 1 công ty nhưng phải di chuyển tới các cơ sở khác nhau trên toàn quốc), công việc bận bịu hơn, nhưng thu nhập vì thế cũng ổn định hơn. Chồng tôi là con trưởng trong gia đình có 6 anh em. Khác với thời nay, hồi bấy giờ mà là con trưởng, đối với bố mẹ cũng như đối với các em, là người phải gánh vác trách nhiệm cả về kinh tế và tinh thần. Chính vì vậy, cần phải chi rất nhiều khoản. Nhưng tôi chưa bao giờ khổ sở về điều này. Người không câu nệ tiền nong như tôi, đã cố gắng xoay xở trong phạm vi có thể.

Nhà tôi còn tiêu tốn rất nhiều vào tiền học cho con cái. Không phải là tôi nhằm vào trường học đắt nhất cho các con đi học. Mà là ngược lại, khi vào thời kỳ phải nghĩ tới việc cho con học lên, tôi và chồng tôi đã băn khoăn “có nên cho con vào trường học nổi tiếng” hay không. Tất cả bạn bè đều cho con đi học phụ đạo thêm, hướng vào những trường đó.

Vợ chồng chúng tôi nghĩ “chọn trường nào có quan điểm giáo dục rõ ràng tốt hơn là những trường nổi tiếng, hay của Tokyo ”, nên tôi đã gửi 2 con du học ở “học viện tự do”. Học viện tự do là trường học được nữ nhà báo Hani Motoko thành lập năm 1921, bằng cách đào tạo nhất quán (từ mẫu giáo tới đại học) đào tạo nên những con người thời đại nào cũng cần, nơi nào cũng cần. Đây là một trường rất tốt, con trẻ được học về sự quan trọng khi làm một con người.

7-1-3 Cuộc sống chỉ dựa vào lương hưu của tôi
- Như trên tôi nói, thì gia đình tôi là gia đình có nhiều khoản chi. Nhưng cho tới tận thời điểm này, xây nhà 2 lần, bây giờ vẫn chưa 贅沢 ぜいたくgọi gì là thoải mái, nhưng cả hai vợ chồng tôi đều sống khỏe, và đáng mừng là rất bình an. Cũng vì một phần là do chồng tôi có thu nhập ổn định, cần phải chi dùng thì có để chi dùng, ngoài ra là trong giới hạn vun vén của tôi.

Bây giờ vấn đề lương hưu thường xuyên được thời sự nhắc đến. Nếu chỉ sống vào lương hưu công khai, thì bất an... nhiều người lo nghĩ như vậy. Vợ chồng tôi sống bằng lương hưu công đã 20 năm rồi, tuy không có cuộc sống dư dật thoải mái, nhưng, chúng tôi vẫn có thể đi xem biểu diễn âm nhạc, đi du lịch và sống những ngày tháng phong phú về tâm hồn.

Về tiền bạc, cũng có nhiều bí quyết khôn khéo chi tiêu, và tôi thấy vui. Thời đại có thay đổi, thì cách suy nghĩ cũng như nhau cả thôi, tôi nghĩ vậy. Khủng hoảng kéo dài, tài chính gia đình khó khăn. Nhưng với thu nhập ít ỏi, càng phải có phương châm sống rõ ràng. Đó mới là điều quan trọng. Với một sự khôn khéo nho nhỏ, bạn cũng có thể tích lũy được một phần, và nhìn thấy ánh sáng cuộc đời chứ, phải không?

7-1-4 Thu nhập thấp chả có gì phải xấu hổ
- Thời buổi hiện nay, là thời buổi người ta hay ưu tiên đánh giá giá trị bằng giá trịn kinh tế, cho mọi thứ. Những ai không có dư dả về kinh tế, giá trị của họ dễ bị đánh giá khắt khe hơn. Nhưng có tiềm lực kinh tế, hay không, thực ra là chẳng liên quan gì đến giá trị của bản thân người đó. Vì vậy, hoàn toàn không có chuyện vì kinh tế khó khăn mà phải xấu hổ.

Vào mùa thu tới, sẽ có buổi “học về kinh tế gia đình” ở “hội bạn bè toàn quốc”, giảng ở một số nơi trong nước. Ở đó có dạy cách ghi sổ chi tiêu gia đình, và cơ sở kế toán gia đình. Hội viên và người tự do đều có thể tham dự khóa học.

Ở đó, sẽ giới thiệu ví dụ ngân sách chi tiêu sang năm của các bạn trong hội, Nhưng ban đầu, có những người mới vào hội nói với tôi “Cháu ngạc nhiên quá. Thu nhập của gia đình mình mà nêu ra công khai cho mọi người biết”. Tôi nói “Sao lại không? Có phải vì thu nhập nhiều, hay thu nhập ít mới gọi là thu nhập chính đáng đâu. Đây là hội bạn bè mà”. Trong khóa học, luôn luôn công bố thu nhập, ngân sách công khai của của người giảng bài. Tôi lúc nào cũng có thể để ngỏ sổ kế toán gia đình mình được. Sống chân thực chính đáng, thì kinh tế dư dật hay eo hẹp cũng đều không liên quan gì tới giá trị của bản thân người đó.

7-1-5 Trước tiên nắm rõ khoản thu nhập của mình
- Để làm kế toán gia đình, trước tiên bạn phải hiểu rõ nguồn thu chi của gia đình mình. Trước đó nữa, là phải biết thu nhập của gia đình mình.

Trái với chúng ta tưởng, có rất nhiều người không biết rõ khoản thu nhập chính xác của gia đình mình. Ví dụ một gia đình nhân viên công ty. Thường tiền lương được chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng. Nhưng ít có chị vợ nào trả lời được câu hỏi “có biết thu nhập của gia đình mình là bao nhiêu không?” . Nếu có biết thì cũng chỉ là số liệu tiền lương của chồng, hoặc là số liệu chưa ghi cộng thêm tiền làm thêm của vợ.

Thu nhập, là tổng số tiền mà gia đình đó thu được. Nếu chồng là nhân viên công ty, đó là khoản tiền ghi ở mục đầu tiên trong bảng lương chi tiết của anh ta. Là khoản tiền trước khi trừ thuế, trừ bảo hiểm, và các khoản đóng góp khác. Có một chị vợ về nhà kiểm tra ngay bảng lương chi tiết của chồng, “Là một khoản khổng lồ, tôi giật cả mình. Từ khoản đó, tiền bảo hiểm, tiền thuế sẽ bị khấu trừ nhỉ?”. Từ việc biết thu nhập của gia đình, sẽ biết nhiều việc khác nữa.

7-1-6 Chú ý, thu nhập càng nhiêu, chi tiêu cũng càng nhiều
- Điều cần phải chú ý, lại là các gia đình có thu nhập cao, nhiều hơn là các gia đình có thu nhập thấp. Thu nhập thấp thì phạm vi chi tiêu cũng giới hạn trong những khoản nhất định, nên không có hiện tượng chi tiêu quá. Nhưng, nhà có thu nhập cao, lại có nhiều khoản chi tiêu hơn. Nên mới phải chú ý.

Trong các gia đình có vợ đi làm, phát sinh các khoản chi bắt buộc như tiền ăn trưa của vợ, tiền quần áo mặc đi làm của vợ, tiền đi lại. Đó là bắt buộc, đành phải chi rồi. Nhưng, ngoài ra còn có tiền để tiêu tự do cho vợ. “Tôi đi làm được mà, không sao”, thường mọi người nghĩ vậy, và ít khi quản lý.

Để tăng thu nhập, chị vợ mới đi làm thêm, thì cuối cùng các khoản chi cho chị ấy có khi còn lớn hơn cả thu nhập chị ấy làm được. Đó chính là lý do mà các gia đình thu nhập kép (cả 2 vc đều đi làm) không tích lũy được tiền.

Có việc làm là một điều tuyệt vời. Thế nhưng, cũng chính vì có việc làm nên tiêu tiền cũng thoải mái hơn, cuộc sống nhìn chung là được thả lỏng hơn, và dễ ほうらつ 放埓 phóng đãng hơn. (hé hé, gọi phóng đãng nghe ghê)

7-1-7 Hiểu rõ các khoản chi
- Thực ra tôi là người thích mua sắm, thường là mua sách thôi, nhưng cứ thấy quyển nào “hay hay” là lại bỏ tiền mua béng. Nếu nó nằm trong phạm vi kế toán gia đình thì không sao. Nhưng cái dở, là những khoản chi “bất an”. Dù là khoản nhỏ thôi, nhưng nhiều lần làm ảnh hưởng đến cái gốc kế toán gia đình mất.

Làm thế nào để nắm rõ những khoản chi? Đầu tiên, ghi ra giấy tất cả các khoản chi. Tôi dùng cuốn sổ kế toán gia đình mà ở mỗi ngày có ghi các khoản chi rõ ràng. Có nhiều người nghĩ “ghi thì ghi, chứ khoản nào chi vẫn phải chi” hoặc là “ghi làm gì mất thời gian”. Nhưng thực ra, ghi chỉ mất cùng lắm 10 phút thôi. Ghi ra, sẽ thấy nhiều điều. Còn hơn cảm giác cứ như mình bị lừa.

Khi các con còn nhỏ, cứ nghĩ mua quà bánh cho con vui, nhưng sau này thì thấy đó là khoản không cần thiết. Mỗi khi như vậy, tôi ghi gạch chân dưới dòng chi tiêu đó, như là cái phanh hãm mình lại.

Hoặc là, Có một chị ghi lại khoản chi như tôi hướng dẫn nói “Hôm đó, tôi nghĩ chỉ có đi chợ ở siêu thị đấy thôi, thế mà, lúc về còn ghé hiệu sách mua tạp chí, đặt mua hàng qua mạng, nộp tiền đóng góp cho con, nghĩ ra là một khoản to đùng, tôi giật cả mình”.

Một khi bạn thử điều chỉnh lại, sẽ thấy mình hiểu rõ toàn bộ chi tiêu gia đình hơn, đó là bước đầu tiên.

7-1-8 Tránh ra khỏi “sổ lớn”
- Chỉ ghi các khoản chi ra thôi thì chưa hiểu rõ kế toán gia đình được. Có nhiều cách ghi sổ kế toán gia đình, nhưng hầu hết mọi người chỉ ghi các khoản chi, tổng cộng số chi, thế là xong. Nếu vậy thì đây chả khác gì “cuốn sổ lớn”. “Sổ lớn” này, ngày xưa, các thương gia hay ghi các phiếu tính tiền khi bán được hàng. “Sổ lớn” không ghi rõ khoản mục chi, mà ghi theo ngày tháng bán hàng, để quản lý tiền hàng thu về. Thế thôi.

Để làm tốt kế toán gia đình, ngoài việc ghi rõ các khoản mục chi, còn phải phân loại và tính tổng theo năm, để nhìn nhận một cách tổng quát. Đó mới quan trọng.

Hiện nay ngoài thị trường có rất nhiều loại sổ kế toán gia đình, mỗi loại có một đặc trưng riêng. Tôi thì ko ngại loại nào, nhưng quan trọng là phải có thể tính tổng theo năm các khoản chi được. Khi đã nắm rõ thu nhập, ngân sách, và các khoản chi sẽ lên được kế hoạch chi tiêu trong năm đó.

7-1-9 Cảm giác thích thú vì có thể dự tính được chi tiêu gia đình

7-1-10 Bước đầu tiên để nắm rõ tổng thu nhập

7-1-11 Tiết kiệm bao nhiêu thì được?
1 phần thu nhập “luôn luôn đóng cửa” để tiết kiệm là khoảng 6% thu nhập- Chúng ta đã hiểu rõ khoảng tiền có thể tiêu tự do là bao nhiêu. Tới đây, là phần “tiết kiệm”. Nếu bạn nghĩ tiết kiệm là phần còn thừa ko dùng đến thì cất đi, thì sẽ chẳng bao giờ tiết kiệm được gì. Mà phải xác định ngay từ đầu, số tiền tiết kiệm là bao nhiêu, phần còn lại mới là để chi tiêu sinh hoạt.

Vậy chứ tiết kiệm bao nhiêu thì được? Tùy theo thu nhập của mỗi gia đình, và cách sống khác nhau sẽ có mức tiết kiệm khác nhau. Đó là điều đương nhiên. Tôi lấy ví dụ điển hình gia đình một nhân viên công ty như nhà tôi thì tiết kiệm như thế nào.

Đây là nội dung của cả một cuốn sách. Cuốn này được viết đã lâu, sách đã ngả màu, rất cũ rồi. Nếu xem trong phụ lục, bạn sẽ thấy nó được xuất bản năm 1928. Đó là cuốn sách xuất bản từ trước khi tôi ra đời, tôi được mẹ tôi tặng cho. Tôi đã quyết định số tiền tiết kiệm của mình như sau

Lập kế hoạch tiết kiệm 20% thu nhập.

Trong 20% đó, một nửa (10%) là để tiết kiệm, một nửa (10%) sẽ gồm : mua bảo hiểm (3%) tiền dự bị (6%) chi phí công cộng (1%).

Tức là 10% thu nhập để dành cho tương lai sẽ mua nhà, hoặc cho con đi học, đây là khoản tiền trích ra cất đi hàng tháng. Tôi gọi đây là khoản tiền “luôn đóng cửa”, là khoản tiết kiệm dài kỳ.

3% là để mua bảo hiểm. Ngày xưa chỉ 3% thôi, nhưng hiện nay đa phần mọi người dùng mức 5-10% để mua bảo hiểm.

6% cho dự bị, dành khi thăm hỏi hiếu hỉ, con ốm đau, là khoản tiền “chỉ ngỏ cửa một chút”. Khoản tiết kiệm này nếu tích được nhiều nhiều (tức là ít phải dùng đến) thì giảm dần tỉ lệ tiết kiệm xuống.

Và 1% chi phí công cộng là đặc điểm nổi bật nhất trong kế toán gia đình của bà giáo Hani Motoko (người sáng lập học viện Jiyu gakuin). Đó là khoản tiền dành cho xã hội, như là “quyên góp cho hội chữ thập đỏ”, hoặc là ủng hộ các hiệp hội tình nguyện.

10% sau “cánh cửa luôn đóng” và 6% sau “cánh cửa để ngỏ một chút” tôi để trong những tài khoản ngân hàng riêng biệt, khác nhau.

7-1-11 Bắt đầu tiết kiệm một phần thu nhập, sẽ thấy yên tâm
- Có nhiều người lo nghĩ khi tiền tiết kiệm không đủ, hoặc là cảm thấy tương lai bất ổn nếu không tiết kiệm hơn nữa. Thế nhưng, nếu bạn tính toán sẵn trong đầu như phần trên tôi trình bày, trích từ thu nhập ra những khoản tiết kiệm riêng biệt đó, thì không có gì đáng lo lắng nữa.

Thời gian dài trôi qua, cũng có chuyện này chuyện khác xảy ra, không phải luôn như ta dự trù, song, không phải dùng cách tùy tiện đối phó mà đặt ra mục tiêu tiết kiệm 10% hay 20% rõ ràng, thì kế toán gia đình sẽ được xác định cụ thể và thực tế hơn.


7-1-12 Tiền tiết kiệm lớn bằng thu nhập của 1 năm, như vậy nếu có bất trắc thì cũng không hề hấn gì
- Chúng ta hãy nhắm mục tiêu số tiền tiết kiệm bằng một nửa thu nhập của 1 năm. Còn nếu tiết kiệm được số tiền bằng thu nhập của 1 năm, thì đó là con số lý tưởng. Cuộc sống của vợ chồng mới cưới, khi có con, đóng tiền học... cuộc sống có thay đổi như vậy, để cuộc sống tương lai ổn định, phải có một khoản tiền tiết kiệm bằng ít nhất nửa năm thu nhập, sau đó hàng năm tích cóp thêm, đạt đến con số mục tiêu bằng 1 năm thu nhập.

Nhất là trong tình hình kinh tế biến động bất ổn như hiện nay, có nhiều khả năng, mất thu nhập, giảm thu nhập, mất việc... Kể cả trong những trường hợp biến động xấu như vậy, giới hạn thấp nhất, là nửa năm thu nhập, bạn có trong tiết kiệm thì có thể tạm ổn trong thời gian chờ khả năng mới. Khoản tiền này gọi là Tiền dự trữ sinh hoạt. Phòng khi công ty đuổi việc, hoặc bỏ việc cty để khởi nghiệp riêng, thì khoản tiền này lúc đó cực kỳ có tác dụng. Có nhiều người nghĩ “Có một khoản tiền tiết kiệm như vậy rồi chả phải lo nghĩ gì nữa, chỉ việc nghĩ cho những việc sắp tới thôi”.

7-1-13 Đầu tiên là trích tiết kiệm đã, rồi chi tiêu cho sinh hoạt trong phần còn lại
- Nếu bạn thực hiện đúng cách, là trích sẵn phần thu nhập để tiết kiệm ra, rồi mới chi tiêu sinh hoạt, thì khoản tiền tiết kiệm sẽ tăng lên đều đặn trong tài khoản. Nếu là gia đình nhân viên công ty, dùng hệ thống tiết kiệm tự động (chế độ tiết kiệm nội bộ cty) cũng được. Cũng có thể dùng chế độ “tích lũy” của ngân hàng cũng được (tức là, hàng tháng, vào ngày nhất định, ngân hàng tự động rút một khoản tiền đã định từ khoản tiết kiệm thông thường, chuyển vào tài khoản tiết kiệm định kỳ).

Nếu bạn nghĩ, “cứ tiêu dùng cho sinh hoạt đi, còn thừa thì cho vào tiết kiệm” thì sẽ chả tiết kiệm được đồng nào đâu.

Đầu tiên là phải quyết xem mức tiết kiệm là bao nhiêu, đầu tháng là trích luôn khoản đó khỏi thu nhập có thể tiêu. Rồi chi tiêu sinh hoạt hàng ngày mới dùng trong khoản tiền còn lại sau khi đã trích để tiết kiệm.

7-1-14 Thu nhập có tăng cũng vẫn giữ mức chi tiêu hiện tại
- Vào mỗi dịp cuối năm, lại là thời kỳ suy nghĩ cho kế toán gia đình mình trong năm tiếp theo, với phương châm “năm tới, sống bằng đúng với dự toán ngân sách như năm ngoái mới được”. Nhân viên công ty có tăng lương định kỳ, lương được tăng lên từng chút một. Nhưng, bạn hãy coi như không có phần tăng đó, vẫn chi tiêu dùng như năm trước, phần được tăng thêm đó hãy cho vào tiết kiệm.

Vì cuộc sống của chúng ta tương đối ổn định, năm sau không khác với năm trước là mấy. Vì thế, khoản chi cũng ko tăng lên, vẫn sống với mức sống như năm vừa qua cũng không có gì bất ổn, năm mới có thêm tiền tiết kiệm càng vui hơn.

Chứ lương vừa tăng, mọi người hay có xu hướng tăng các khoản chi lên, cho cuộc sống thoải mái hơn. Nhưng nếu cho phần tăng đó vào tiết kiệm, thì bạn mới dư dả. Gần đây, có nhiều công ty trong tình trạng không tăng lương trong nhiều năm liền. Vì vậy, không có phương pháp nào để ai cũng có thể thử.

Nhưng nếu như chồng của bạn được tăng lương, bạn cũng nên nghĩ trước với khoản lương tăng thêm đó sẽ xử lý như thế nào.

Tóm tắt. Khoản tiền được tiêu tự do – Khoản tiết kiệm = Tiền chi sinh hoạt

Tiền chi sinh hoạt gồm những khoản sau đây

1- Tiền ăn : Thức ăn chính, rau cỏ, gia vị

2- Tiền chiếu sáng: Điện, gas, dầu hỏa, pin

3- Tiền ở: Tiền nhà thuê, tiền nợ ngân hàng, tiền quản lý nhà, tiền tu sửa nhà, tiền nước, tiền bảo hiểm tai nạn nhà, tiền góp quĩ tổ dân phố, tiền điện thoại, tiền mua dụng cụ lau rửa nhà, tiền nồi niêu, tiền mua đồ gia dụng

4- Tiền mặc: tiền mua quần áo, giầy dép, bột giặt, thuốc tẩy, giặt khô, đồ ngủ

5- Tiền học: Học phí, tiền sách vở, tiền học thêm, tiền mua đồ chơi, tiền mua dụng cụ học tập

6- Tiền đi lại: Tiền gửi hàng, tiền mua đồ qua mạng, tiền tàu tiền xe

7- Tiền giáo dưỡng: mua báo, giấy vở, tiền thu sóng TV

8- Tiền thư giãn: đi du lịch, thăm quan

9- Tiền y tế: tiền khám, tiền thuốc, dầu gội đầu, dầu xả, dầu tắm, giấy vệ sinh, bỉm giấy, bàn chải răng, son phấn, thuốc nhuộm tóc, tiền cắt tóc

10- Tiền tiêu vặt (職業費)- Tiêu vặt cho vợ, tiêu vặt cho chồng, tiền tàu xe đi làm

11- Tiền đặc biệt: Tiền mua quà tặng bố mẹ đôi bên, tiền đi dự đám hiếu hỉ, tiền về thăm quê, tiền mua bảo hiểm nhất thời (để đi về quê), lặt vặt khác (不明金)

12- Tiền ô tô: Nợ mua ô tô, tiền xăng, tiền bảo hiểm xe, tiền sửa xe, tiền trả phí đường cao tốc, tiền học lấy bằng lái xe

Mỗi khoản mục chi tiêu có tên gọi theo từng nhà, hạch toán vào những khoản lớn nào, tùy thuộc vào các gia đình khác nhau có sự khác nhau. Có điều, khi đã đặt tên khoản chi và liệt vào khoản lớn nào, thì nên giữ nguyên như vậy không đổi qua đổi lại giữa các tháng, các kỳ.

7-1-15 Lập kế hoạch chi tiêu
- Bạn có thể ước lượng các khoản chi trong ngân sách gia đình mình trong năm tới, bằng cách chia ra các khoản chi sinh hoạt. Lên kế hoạch chi tiêu tốn công sức, nên “kế hoạch lên rồi mà vẫn chi ngoài dự tính” hay “cứ phụ thuộc vào kế hoạch chi tiêu, mất hết cả tự do”. Nhiều người nghĩ như vậy. Nhưng với người lập kế hoạch chi tiêu 40 năm nay, tôi thấy, ngược lại, tôi hiểu rõ những khoảng chi tiêu của mình, và có thể nghĩ “mình có bằng này thôi” thay vì ngán ngẩm chán chường nghĩ “mình có mỗi bằng này”, tôi thấy mình tự do thoát khỏi bất an “không biết có đủ tiền không đây”..

Nếu chỉ nêu cao tinh thần “tiết kiệm, tiết kiệm” còn không biết tiết kiệm bằng nào, như thế nào thì bạn sẽ không cảm thấy yên tâm được. Bạn luôn sống trong thấp thỏm về sự eo hẹp tài chính như vậy, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống của bạn. Càng có kế hoạch dự toán chi tiêu, bạn càng cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

7-1-16 Điểm lưu ý khi lập kế hoạch chi tiêu
Những điểm cần lưu ý khi bạn lên kế hoạch chi tiêu là những điểm sau đây:

1- Không tiết kiệm tiền ăn- Cơ bản là mỗi ngày ăn đủ 3 bữa. Cần ăn đầy đủ chất, đảm bảo sức khỏe. Vì đây sẽ là “đường vòng ngắn nhất”. Không được nghĩ “các con còn nhỏ, ăn ít thôi cũng được”, ngược lại phải cho trẻ ăn thức ăn từ sữa nhiều hơn cả phần của người lớn nữa, vì trẻ cần bổ sung nhiều canxi.

2- Lên danh sách các khoản mục chi tiêu (như phần trên tôi đã liệt kê)

3- Tính tổng các khoản ước lượng, và điều chỉnh cho cân đối.- Các khoản nên lưu ý điều chỉnh là “tiền mặc”, “tiền giải trí”. Tiền mặc là khoản thể hiện nguyện vọng mong muốn nhất cũng nên. Đầu năm, viết danh sách những món áo quần muốn sắm như “comple cho chồng” “áo váy đi làm cho vợ” chẳng hạn. Khoản lưu ý tiếp theo là “tiền giải trí”. Có nhiều nhà tiết kiệm quá, cho khoản này bằng 0. Nhưng nếu thế, cuộc sống thiếu đi sự mềm dẻo. Hoặc ngược lại, “nhà người ta đi du lịch nước ngoài, nhà mình cũng phải đi mới được” kiểu này lại là xa xỉ quá. Bạn lên kế hoạch chi tiêu sao cho ko quá xa xỉ, vẫn vui, mà lại không tốn kém nhiều. Khi các con tôi còn bé, tôi đã không lên kế hoạch mua giày cho con, đó là một thất bại của tôi. Vì tôi đã bỏ qua tình huống, giày chưa hỏng mà chân con tôi đã to ko đi vừa nữa, ko hạch toán khoản tiền mua giày thay thế vào kế hoạch chi tiêu. Hoặc là, khi tiền học của các con cần nhiều, thì tôi đã điều chỉnh tiền mua quần áo. Nhưng chịu đựng chỉ có thời, không ai chịu đựng vĩnh cửu được. 

7-1-17 Kế toán gia đình nên cùng làm với cả gia đình
- Ở Nhật, người lớn nhiều khi không nói chuyện tiền nong với con mình. Bố mẹ có khó khăn thế nào thì cũng không liên quan đến con, nên họ không nói làm cho con trẻ cũng lo lắng theo. Cũng có thể là do tập quán văn hóa không nói về chuyện tiền nong nhiều. Hoặc là, khi còn sống chung với bố mẹ chồng tôi, nếu tôi nói thẳng “Năm nay, hơi khó khăn, nên mẹ chịu khó không mua áo mới nhé” thì con tôi cũng nghe thấy. Không phải vì trẻ con mà con không hiểu đâu, càng là trẻ con, suy nghĩ càng sâu sắc đấy!



(Nguồn: webtretho - bản dịch của balasat)

0 comments:

Post a Comment