Sunday, January 9, 2011

Cẩm nang nội trợ tháo vát và có tâm hồn (6)

CHƯƠNG 6 - Ý TƯỞNG VỚI QUẦN ÁO

6-1 Thuật xếp dọn quần áo đơn giản- Dùng lượng ít quần áo tốt
6-1-1- 1000 Yên 3 áo phông có rẻ không?- Có nhiều người nói “Tôi rất vụng sắp xếp quần áo. Nhất là lúc giao mùa, phải thay tủ quần áo thì đến là khổ”. Hay là “Dọn dẹp quần áo là phiền toái nhất, thế mà lúc đi đâu lại không có quần áo để mặc”. Cũng có nhiều người nói “mua tùy tiện” 衝動的に しょうどう theo bản năng, cảm hứng chứ ko định trước”. Ví dụ như khi đi chợ, tình cờ gặp dịp bán hạ giá, 1000 Yên 3 chiếc áo phông, thì nghĩ “Cái gì mà rẻ thế này. Cứ mua sẵn đấy sẽ có lúc mặc đến”. Chả cần mặc đến, mà giá rẻ thế này, cũng không gọi gì là “tốn” cả. Hoặc đem tặng ai đấy cũng được. Cứ mua cái đã”. Nhưng mua như vậy, có gọi là hời không? Kết cục là chả mặc cái nào trong số đó, chỉ có mất thời gian và công sức lôi nó ra rồi lại cất nó vào. Chúng ta hãy thử nghĩ xem mình cần loại quần áo gì, dùng chúng như thế nào xem sao!

6-1-2 Quần áo đủ dùng cho 1 năm của tôi là 64 chiếc- Những bạn nghĩ rằng mình “không biết xếp dọn quần áo” hãy thử kiểm lại số quần áo mình có xem sao. Chắc các bạn sẽ nhận ra, đó là một con số không nhỏ phải không? Mua về rồi, sẽ phải giặt, phải có chỗ cất, phải lấy ra dùng đúng với thời tiết, tốn công sức lắm đấy! Có càng nhiều quần áo, càng tốn thời gian và công sức, vì vậy, nếu giảm số lượng quần áo bạn có xuống, sẽ tiết kiệm được công sức của mình. Nói là số lượng ít quần áo, nhưng cũng phải đủ dùng hài hòa với thời tiết, không gian dịp này lễ nọ. Tôi cũng muốn biết chính xác số lượng cần phải có, nên có một hôm, tôi đã đem ra đếm và ghi lại. Tôi tự kiểm xem trong sinh hoạt của mình, thường sẽ phải đi những đâu, số lượng quần áo cần thiết bao nhiêu là đủ. Và tôi đã tìm ra số lượng quần áo cần trong 1 năm của tôi là 64 chiếc. Số lượng quần áo cần thiết sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi, hoàn cảnh của mỗi người. Tôi chỉ nêu ra ví dụ của riêng cá nhân tôi để các bạn dễ hình dung và tham khảo.
Áo khoác dày Mặc quanh năm- 3 cáiMặc hè - 0Mặc đông - 3 cái Tổng cộng 6 cái
Áo lễ phục (mặc dịp hiếu/ hỉ/ lễ) Mặc quanh năm – 2 cáiMặc hè - 1 cáiMặc đông - 1 cái Tổng cộng 4 cái
Mặc khi đi ra ngoài Mặc quanh năm – 15 cáiMặc hè - 8 cáiMặc đông -12 cái Tổng cộng 35 cái
Mặc trong nhà Mặc quanh năm – 3 cáiMặc hè - 3 cáiMặc đông - 2 cái Tổng cộng 8 cái
Áo len Mặc quanh năm – 0Mặc hè - 0Mặc đông - 4 cái Tổng cộng 4 cái
Áo khoác mỏng Mặc quanh năm – 1 cáiMặc hè - 0Mặc đông - 2 cái Tổng cộng 3 cái
Áo cánh Mặc quanh năm – 1 cái Tổng cộng 1 cái
Quần dài Mặc đông - 1 cái Tổng cộng 1 cái
Áo jacket Mặc đông - 2 cái Tổng cộng 2 cái
Tổng cộng 64 cái
Bạn thấy thế nào? “Cần gì phải nhiều áo lễ phục thế này! Cần thêm áo mặc đi làm, quần âu nữa thì hơn”. Hay là các bạn đang nuôi con nhỏ thì nghĩ “Quần áo mặc đi ra ngoài không cần nhiều lắm, nhưng quần áo mặc thường đi công viên, đi chợ gần có thể kết hợp với quần áo mặc nhà, loại đó cần nhiều hơn”. Gần đây, việc đi lại thường bằng xe ô tô, mùa đông cũng đỡ lạnh hơn trước đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch quần áo của mỗi người. Điều quan trọng là, bạn hãy thử nghĩ, 1 lần thôi cũng được, xem một con số như thế nào là ko quá thừa, ko quá thiếu đối với hoàn cảnh của bạn.
Đối với tôi, là 64 chiếc như bảng ở trên. Nhìn có vẻ ít, nhưng thực sự tôi thấy hoàn toàn đủ dùng. Những người hay phải đi diễn thuyết, hội họp thì thấy số áo tôi có có khi lại là nhiều đấy.
Từ khi tôi biết chỉ cần 64 cái là đủ, tôi không mua, không tự may thêm nữa. Ít quần áo, đỡ phải giặt, là, cất dọn nhiều. Có ít, chăm chút được tốt hơn, quần áo cũng vì thế trở nên thân thiết với tôi hơn. Tôi cảm giác như quần áo như thể tay chân cử động của tôi vậy.
Thay vì nghĩ “có mỗi thế này thôi á” mà nghĩ rằng “Có cái này”, tức là, thay vì nghĩ một cách bất mãn “mình chả có được cái ưng ý gì cả” mà nghĩ rằng “cái này làm mình thích thật”, thay đổi nhân sinh quan như vậy mới là điều quan trọng.
Hơn nữa, khi bạn quản lý chặt chẽ như vậy, bạn sẽ thấy rõ ràng, cái nào cần, cái nào không cần.
Bạn sẽ không mua tùy tiện nữa, vì bạn hiểu rõ “tôi có bộ véc này rồi, không cần mua nữa”. Bạn sẽ không lãng phí khi mua những món quần áo người ta mời gọi bán hạ giá trên đường phố (mà kết cục là bạn chả bao giờ mặc đến chúng). Ngược lại, bạn hiểu rõ mình cần loại gì, thiếu cái gì hơn. “Lần tới mình phải mua cái áo loại thế này mới được” chẳng hạn thế.
Có nhiều bạn cảm thấy mua bao nhiêu cũng không thấy đủ, hoặc là cú mua mãi một loại quần áo giống giống nhau. Là bởi vì những bạn đó không tự quản lý quần áo của mình, ko nhớ là mình có những cái gì, nên mới thế.

6-1-3 Có dự trữ quần áo lót sẽ thấy yên tâm- Tôi chưa bao giờ liệt kê ra giấy số quần áo lót của mình, nhưng cách suy nghĩ cũng vậy thôi. Trước đây, đã có lần tôi nghe nói các bạn trẻ làm cuộc tự điều tra số quần áo lót của mình rồi, nhiều đến sửng sốt! Sao lại có nhiều đến thế chứ? Là bởi vì, ừm, thấy cần phải mua, nên cứ thế mua thôi. Vậy thì bao nhiêu chỗ cất cho vừa! Các bạn hãy nghĩ, mỗi chủng loại đồ lót chỉ nên có 6-7 cái là vừa. Hơn nữa, quần áo lót là loại hàng tiêu dùng, vậy nên chuẩn bị khoảng 3 bộ mới dự trữ thì yên tâm. Đi chợ, khi có đợt giảm giá, nên mua sẵn dự trữ thì hơn.

6-1-4 Số giầy cần thiết của tôi là 13 đôi- Tương tự như vậy, tôi cũng giới hạn số giầy dép cho mình. Bạn tham khảo cái danh mục của tôi xem sao nhé.
Giày đi bộ 1 đôi
Dép xăng đan 2 đôi
Giày đi với đồ lễ phục 1 đôi
Giày đi làm (kết hợp với véc) 4 đôi
Giày đi với lễ phục mùa hè 1 đôi
Giày thường (để đi chợ, gần nhà) 3 đôi
Ủng/ giày đi mưa 1 đôi
Giày dép cũng như quần áo, với mỗi người, sẽ cần một số lượng khác nhau. Tôi muốn các bạn cũng suy nghĩ và chỉ nên có số lượng giày dép ko quá thừa, ko quá thiếu là được.

6-1-5 Hãy mặc những chiếc áo đẹp, màu sáng- Khi mua quần áo mặc khi đi có việc, nên chọn loại may bằng chất liệu tốt, đặt may riêng, hoặc loại cao cấp, để mỗi khi mặc, đi đâu cũng có ấn tượng tốt.
Khi chọn mua quần áo, có một điểm đáng chú ý. Là thường các bạn để ý tới chất liệu, và kiểu dáng rồi, nhưng ít khi để ý đến màu sắc. Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn đi Italia chơi. Ấn tượng của tôi là những cụ già tóc trắng phơ, trang điểm phấn son đậm, đi giày cao gót và mặc những chiếc áo choàng màu đỏ. Bạn người Italia của tôi cho biết “Phụ nữ Italia, trẻ tuổi thì hay mặc áo len đen, quần âu màu tối. Nhưng, người càng lớn tuổi lại càng mặc quần áo màu sắc sặc sỡ hơn”. Hóa ra là thế!
Đúng là thanh niên trẻ tuổi xinh tươi sẵn rồi, mặc màu tối cũng vẫn rất hợp. Nhưng tuổi càng lớn, quần áo くすむ màu xỉn, dưới mắt クマができる thâm quầng, đã thế lại còn mặc quần áo tối màu nữa sắc mặt càng tối tăm hơn. Da người cao tuổi cũng sáng lên nhờ mặc quần áo sáng màu.
Ở Nhật thì sao nhỉ? Phụ nữ Nhật, dưới trung niên thì mặc quần áo tối màu như muốn nói “Tôi cũng lớn tuổi rồi chứ bộ”, hoặc là mặc áo quần màu đen, màu nâu “sống hòa mình không nổi trội bắt mắt so với mọi người xung quanh”. Đáng tiếc là như vậy. Ít nhiều, nói theo cách hơi しんらつ 辛辣 gay gắt/ cay nghiệt thì con người chỉ biết mặc quần áo bình thường cho yên tâm, là người chưa hề trưởng thành.
Nhìn từ thời Sinia tuyệt vời của Italia, tôi cũng muốn mặc quần áo sao cho phản ánh lên nét mặt tươi sáng hơn. Áo véc màu hồng nhạt, bộ véc lụa màu huyết dụ えんじいろ 臙脂色, áo đầm màu xanh da trời chẳng hạn. Tôi thích những bộ áo đó. Mặc áo màu đẹp, tự mình cũng thấy xung quanh như vui vẻ hơn, và tôi cũng muốn đem màu vui vẻ đó tới những người xung quanh tôi. Chất liệu tốt, màu đẹp, đó là gu chọn quần áo của tôi.

6-1-6 Định kết hợp khéo léo cho thành bộ hài hòa, có làm tăng số lượng quần áo lên không?- Một nguyên nhân nữa để số lượng quần áo tăng nhiều là ở chỗ, bạn có kết hợp 1 chiếc với nhiều chiếc khác để thành nhiều bộ hay không. Trong các tạp chí thời trang, có giới thiệu cách kết hợp “quần/ váy và áo, hoặc thay đổi áo mặc giữa (trên áo lót, dưới áo khoác), thì chỉ cần 1 số ít cũng tổ hợp thành nhiều bộ”. Nghe qua thì thấy có vẻ hợp lý. Nhưng thực ra, số lượng áo/ quần giống giống nhau dễ tăng lên vùn vụt.
Thực ra, mỗi người một sở thích, một gu quần áo, quanh đi quẩn lại chỉ có 1, 2 cách mặc chủ yếu thôi. Ví dụ áo khoác 3 chiếc, chân váy/ quần 3 chiếc, tổng cộng là 6 chiếc, theo công thức tính sẽ được 27 bộ kết hợp áo-váy/quần. Nhưng thực tế bạn mặc chỉ cùng lắm là 3,4 cách kết hợp trong số đó. Vì vậy, qui định cách kết hợp ở mức độ nhất định nào đó thôi, hơn thế nữa không cần tăng thêm, càng dễ quản lý quần áo của mình.

6-1-7 Quần áo mặc nhà chỉ cần lượng ít- Xem danh mục quần áo của tôi, có nhiều người nói “Có ít thế này thôi á?”. Kể cả mùa hè nóng nực hay ra mồ hôi mà cũng chỉ cần 3 bộ mặc nhà. Vì nhiều người nghĩ rằng, ra nhiều mồ hôi thì cần phải có nhiều để thay, nhưng thực tế thì ngược lại, có nhiều thì mất nhiều thời gian cất dọn, chọn lựa. Như vậy, tủ quần áo sẽ gọn gàng. Hơn nữa, có những bộ nào, đang để ở đâu, biết rõ ràng vậy, cảm giác rất dễ chịu.
Không chỉ có quần áo, mà đồ dùng khác cũng vậy, càng ít thì càng dễ quản lý. Không nghĩ “chỉ có mỗi cái này” mà nghĩ “có cái này là được rồi” để bình tĩnh với hiện tại. Quần áo mặc nhà mùa đông tôi cũng làm với phương châm như vậy. Mùa đông tôi mặc 1 áo đầm dài bằng len, bên trên mặc thêm cái áo khoác là ấm.

6-1-8 Sổ ghi nhớ quần áo hiện có, chỉ cần lướt mắt là biết sẽ cần/ không cần mua gì- Tôi ghi nhớ quần áo của mình lại để quản lý. Tôi dùng một cuốn Card- holder (sổ lưu danh thiếp). Trang đầu tiên tôi để danh mục “quần áo của tôi” (danh mục tôi đã cho bạn xem ở phần trên). Trang tiếp theo là “Áo khoác” sau nữa là “quần áo mặc khi đi có việc”, “quần áo mặc nhà” ... Mỗi trang có lúc vẽ phác họa áo quần, có lúc tôi để ảnh chụp mình đã mặc món đồ đó. Làm như vậy, kể cả không cần mở tủ quần áo thì tôi cũng biết hiện nay mình đang có những quần áo gì. Cũng dễ làm mình hiểu hơn, bộ nào gần đây ko mặc, sắp tới mình muốn mua loại gì.
Nếu như có một bộ quần áo mùa đông không mặc vừa nữa, hoặc là cảm thấy nó đã lỗi mốt, tôi tính toán tài chính rồi sẽ lên kế hoạch để mua bộ mới.
Khi đó, bộ áo cũ tôi lấy ra khỏi tủ, để chỗ khác. Đồng thời gỡ ảnh của bộ đó ra khỏi sổ ghi nhớ của tôi. Và tôi nghiên cứu về bộ quần áo mới sẽ mua, đúng ở thích của mình.

6-1-9 Quần áo không cất vừa tủ nữa là dừng- Mỗi người chỉ nên sở hữu dưới 100 chiếc quần áo- Làm sổ, vẽ phác họa, chụp ảnh... có vẻ vất vả mất thời gian- cũng có người nghĩ như vậy. Vậy thì thay vì làm sổ, bạn hãy dùng tủ quần áo của mình để quản lý. Quần áo mà đầy tủ thì đó là dấu hiệu không mua thêm nữa. Tủ quần áo mà ních đầy chặt, thì khi lấy ra, cất vào đều khó. Thế là hay tiện tay để quần áo ở ngoài tủ, rất dễ bừa bộn. Bạn hãy làm thế nào để tủ quần áo của mình không bị đầy chặt ních như vậy thì dễ quản lý hơn.

6-1-10 Quần áo “ngủ quên” trong tủ thì cho hết ra ngoài- Làm thế nào với cái vòng luẩn quẩn thế này: quần áo mùa này không mặc đến, cất một chỗ, và nghĩ “có khi sang năm sẽ mặc” “có khi con gái lớn lên sẽ mặc” “có khi mặc kết hợp với bộ khác lại đẹp”, đến mùa sau lại lấy ra cất vào tủ, nhưng cuối cùng lại là không mặc gì đến nó. Quần áo mà không mặc đến thì không gọi là “đồ đang dùng” mà gọi là “đồ đang ngủ”. Cái “có khi” trong “...có khi lại mặc” ấy, chả bao giờ đến cả. Hoặc như ai đó (con gái chẳng hạn) mình muốn cho, thì họ cũng có sở thích riêng của họ, chắc gì họ đã thích. Là một cách rèn luyện khả năng nhìn nhận khách quan của chính bản thân, bạn cần phải xử lý không do dự những thứ không mặc đến. Tuy nhiên, cũng có những bộ quần áo mà bạn đã yêu thích, gợi nhớ nhiều kỉ niệm, thì vứt đi cũng tiếc. Vậy thì bạn hãy cho nó vào thùng giấy các tông trước, để cách 1 khoảng khỏi tủ quần áo thường dùng. Và khi tự bạn quyết tâm “không mặc bộ này nữa” thì lúc đó xử lý (vứt, cho) được. Tôi cũng có khi tự thiết kế và sửa lại túi xách theo kiểu mới, nhưng ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm cách xử lý khác, như là bán cho cửa hàng đồ cũ, chẳng hạn.

6-1-11 Kế hoạch quần áo của cả nhà- Quần áo của chồng cần chọn loại chất lượng thật tốt, quần áo của con thì dùng đồ cũ

6-1-12 Quần áo mặc cũng có sự thay đổi. Tôi đã tốt nghiệp áo kimono

6-1-13 Cất dọn quần áo hết mùa- Chuẩn bị 2 chỗ trong tủ quần áo- Thời tiết chuyển mùa, các bạn thường bị đau dầu chuyện quản lý quần áo đúng không? Tháng 9 là “phải giặt rồi cất dọn quần áo mùa hè”, tháng 4 thì “phải cất dọn quần áo mùa đông”, thời gian lấy đồ mùa này, để vào tủ thường dùng mùa kia cũng rất mất thời gian và công sức. (đúng thế!).
Với tôi, thì thời tiết chuyển mùa, việc thay đổi nội dung tủ nhanh đến bất ngờ. Hết một mùa, việc đổi nội dung cũng vừa lúc xong. Đó là vì tôi có một “phép thuật” đấy. Tôi giới thiệu với bạn đây.
Hiện nay, nhà của tôi có 2 tầng. Tầng 1 có một phòng nhỏ chuyên để quần áo (gọi là closet), chiều rộng khoảng 1 mét, là một closet bình thường như mọi nhà khác. Ở đây tôi để quần áo mặc cho mùa này. Trên tầng 2, cũng có 1 phòng closet y như vậy, thì tôi lấy đó làm chỗ để quần áo lạc mùa.
Ví dụ, mùa hè sắp qua, trời bắt đầu mát, bộ quần áo nào tôi thấy chắc là sẽ ko mặc đến nữa, thì sau khi giặt xong, là, gấp tôi đem lên tầng 2 cất luôn. Cái nào treo thì treo, cái nào gấp cho vào ngăn thì gập cho vào ngăn. Cứ như vậy, dần dà cất dần hết quần áo mùa hè. Làm như vậy, thời tiết chuyển hẳn sang mùa đông, thì tủ quần áo của tôi cũng đồng thời chuyển xong.
Trước khi đi ngủ, tôi đem bộ quần áo lạc mùa vừa giặt gấp xong đó lên tầng 2, cho vào ngăn. Sáng hôm sau ngủ dậy, tôi lấy 1 bộ khác trong tủ tầng 2 mặc mùa này hợp, đem xuống tủ tầng 1, cất vào đó. Cứ như vậy nhiều lần, mùa chuyển xong thì tủ của tôi cũng chuyển xong.
Chuyển quần áo cho theo mùa mà làm gộp một lúc thì rất ngại, vì tốn nhiều thời gian, công sức, và hay có ý khất lần. Nếu không có 2 phòng closet thì cũng nên để sẵn hộp/ thùng để đựng quần áo lạc mùa rồi cất dần vào. (đúng thế! nhưng giờ sẽ sửa , vì closet to đùng có đến 4 cái).

6-2 Chăm sóc quần áo và giặt giũ
6-2-1 Thời gian biểu cho việc giặt- Trước khi nói chuyện về giặt giũ, tôi nói về việc tắm bồn trước. Ở nhà tôi, đi tắm từ lúc chiều. Ăn cơm xong mới tắm thì không tốt cho người cao tuổi. Và tôi cũng nghe nói, tắm trước khi ngủ 3 tiếng là tốt cho sức khỏe nhất. Hơn nữa, khi đi đâu về, vào tắm bồn luôn, cũng là 1 cách thư giãn và thay đổi không khí.
Với những gia đình có con nhỏ, tắm cho con ngay trước khi đi ngủ, tắm xong rồi cuống cuồng chuẩn bị chăn màn cho con ngủ cũng làm cho nhà cửa bừa bộn. Vì vậy, nên tắm trước lúc ăn cơm tối, nếu ngại mặc pajama ăn cơm tối thì có thể tắm xong mặc bộ nào thoải mái cũng được.
Và sau khi tắm xong, tôi dùng nước còn trong bồn tắm để giặt. Dùng ống hút nước ấm từ trong bồn tắm xả vào máy giặt, giặt luôn. Sáng hôm sau dậy chỉ việc phơi lên.

6-2-2 Thay vì dùng khăn tắm, mà dùng khăn thể thao (thường size 45x70) thì 1 năm tiết kiệm ko phải giặt 13kg khăn. – Tôi nghe nói có gia đình mỗi ngày giặt tới chục cái khăn. Gia đình đông người thì chắc cũng phải đến bằng đấy, nhưng cũng có thể là vì cứ dùng khăn tùy tiện, rồi quẳng lên nóc máy giặt, ùn thành đống như vậy.
Giữa hè nắng nóng, hay vận động nhiều, hay nhà có trẻ con hiếu động hay nghịch bẩn, thì phải giặt nhiều như thế cũng bình thường thôi, nhưng, nếu không vì những lí do đó, thì không nhất thiết cởi ra khỏi người là phải giặt ngay.
Thay vì nghĩ “Cởi ra là giặt” mà nghĩ “Bẩn thì giặt”, thì lượng quần áo vải vóc phải giặt trong năm sẽ giảm xuống đáng kể, đồng thời công phơi, công gấp, công cất cũng nhẹ đi; tiền điện, tiền nước, tiền xà phòng cũng tiết kiệm một cách hiệu quả.
Tôi đã có lần tìm hiểu lượng đồ giặt của nhà mình trong 1 năm. Đúng là lượng đồ giặt khi mình nghĩ “Bẩn thì giặt” giảm đáng kể so với khi nghĩ “Cởi ra là giặt”.
Có hôm tôi đã nghĩ, khăn tắm lau khô người (size 80x 60) hình như hơi to quá. Tôi thử chuyển sang dùng khăn tay (size 40x70). Khi tính toán ra, lượng giặt trong năm khi thay đổi khăn tắm như vậy, giảm 13kg. Chỉ cần một chút khéo léo như vậy, việc nội trợ của bạn sẽ suôn sẻ hơn nhiều.


(Nguồn: webtretho - bản dịch của balasat)

0 comments:

Post a Comment